Maga 22-24-28-32 | Nguyễn Văn Hiếu Library Thư Viện
- Home
- Nguyễn Văn Hiếu binh thư
- Thư Viện Lịch Sử Quân Sử VN
http://www.nguyenvanhieulibrary.info/maga2022-2024-2124.html
Joe Biden_Barack Obama là xã hội chủ nghĩa là Chủ Nghĩa Cộng Sản trá hình
http://www.nguyenvanhieulibrary.info/maga22-24-28/maga_biden-obama-la-cong-san-tra-hinh1.html
Xem 06 (09.09.2021)
Nguyễn Văn Hiếu Thư Viện - Tháng 09 04, năm 2021 - MAGA 2022-2024-2124...
Primary Reference:
- Robert Sr. Gates: The Conspiracy That Will Not Die: How the Rothschild Cabal Is Driving America into One World Government.
________________________________________
* Karl Marx: Một khi Chủ nghĩa Xã hội đã hoàn thành thì nó sẽ sụp đỏ và Chủ nghĩa Cộng sản sẽ lên thay. Lúc đó trời và đất sẽ thuộc về chúng ta! Nhưng chính Marx lại tuyên bố: Khi Chủ nghĩa Xã hội tiếp quản thế giới, nó sẽ tàn tạ đi và điều duy nhất còn lại sẽ là Chủ nghĩa Cộng sản và lúc đó thế giới sẽ bị phá vỡ thành những cộng đồng nhỏ và những cộng đồng nầy sẽ tự cai trị chính mình.
* Robert Gates Sr.:
- Chủ nghĩa Cộng sản, hay đúng hơn, Chủ nghĩa Xã hội, không phải là một phong trào của những đám vô sản bị áp bức mà là phong trào của đám chóp bu kinh tế.
- Lịch sử của những tôn giáo lớn trên thế giới là hồ sơ của những cuộc chiến tranh lớn nhỏ.
- Những từ ngữ society và state đều có nghĩa thần thánh theo lối dùng chữ hiện nay của những người thăng tiến Chủ nghĩa xã hội, kế hoạch hóa, và kiểm soát xã hội trên mọi hoạt động cá nhân. Những bề trên của tín ngưỡng mới nầy quy cho thần linh của họ tất cả những thuộc tính mà thần học quy cho Thượng Đế.
- Việc áp dụng những tư tưởng căn bản về chủ nghĩa tập thể không thể đưa đến cái gì khác ngoại trừ phân hóa xã hội và tiếp diễn xung đột... Con người phải được phân chia thành hai gai cấp: một bên là đám độc tài như thần thánh và một bên là đám quần chúng bị buộc phải trao hết quyền tự do lựa chọn và lý trí để trở thành không gì hơn là những nô lệ trong các kế hoạch của bọn độc tài đó. Đám quần chúng phải bị truất hết quyên làm người để khiến một số người duy nhất trở thành chủ nhân ông hoặc quyền uy như thần thánh. Suy nghĩ và hành động, những đặc tính tối thượng của con người trong tư cách con người, sẽ trở thành đặc ân của một số người duy nhất.
1. Từ ngữ COLLECTIVISM và từ ngữ LIBERALISM
1.1. Chủ nghĩa (neo-Liberalism)
Cả hai từ Liberal và Liberalism đều ám chỉ chủ nghĩa tự do. Tuy nhiên, hai từ ngữ nầy không dùng để định nghĩa những người mệnh danh là neo-liberals hiện nay thường khoác lác với các cử tri và báo chí rằng họ là những người Liberal. Trên thực tế, họ là những người Communist (Cộng Sản), Socialist (Xã Hội), Collectivist (Tập Thể chủ nghĩa), Progressives (Cấp tiến) v.v... Phải chăng họ tự tuyên bố là Liberalist chỉ để né tránh những từ như Communist, Socialist, Collectivist, Progressives, v.v... trong khi ý nghĩa đích thực của chủ nghĩa Liberalism mà họ tuyên bố cũng chẳng khác biệt gì với Communist, Socialist, Collectivist, Progressives, v.v...? Đó chẳng qua là vì họ thấy xấu hổ với những cụm từ thứ nhì, thế thôi. Trong nhiều năm qua, khi từ Socialism là một từ ngữ bẩn tai, họ đã quyết định đánh cắp hai từ Liberal và Liberalism của nhóm thiên hữu đích thực. Họ làm thế bằng cách gọi phong trào Liberal Movement là Conservatives (Bảo thủ). Cùng đi với từ nầy là những định nghĩa khác nhau như Old-fashion, Outdated, Archaic... trong khi họ tự nhận là liberal, Progressive, hay Moderate. (Thực ra, bảo tồn những truyền thống và giá trị của quá khư và áp dụng chúng cho tương lai là cốt lõi của phong trào Conservative.) Cái mệnh danh là Free Press (Báo chí Tự do) đang nằm trong tay của đám tài phiệt quốc tế và hỗ trợ những tay Xã Hội chủ nghĩa nầy bằng cách gọi họ như là những thành phần Liberal đích thực. Những tay neo-liberal nầy tố cáo phe bảo thủ như là lực cản đường của xã hội tân tiến, một xã hội trong đó đám neo-liberal lèo lái tất cả chúng ta xuống con đường dẫn đến nô lệ.
1.2. Chủ nghĩa Xã Hội của Barack Obama
Ngày nay, những phóng viên nhà báo và những "học giả" thường trích dẫn nhận định của TT Barack Obama về kinh tế, theo đó, "Chúng ta đang đi đúng hướng đến phục hồi khỏi suy trầm và chúng ta phải duy trì hướng đó." Vấn đề là chính những phóng viên nầy sẽ không nói với công chúng rằng hướng đi của Barack Obama là hướng xã hội chủ nghĩa. Xin đừng quên phát biểu của Karl Marx, "Một khi chủ nghĩa xã hội đã hoàn thành thì nó sẽ sụp đỏ và chủ nghĩa cộng sản sẽ lên thay. Lúc đó trời và đất sẽ thuộc về chúng ta!" Hơn một trăm năm trôi qua kể từ khi một số học giả thừa nhận rằng xã hội học (sociology) đã không được thành lập như một bộ môn đích thực và ngày nay, điều đó vẫn không thực sự thay đổi. Ngày nay xã hội học vẫn là một ụ cản đường cho hành xử và trí khôn nhân loại, đúng hơn là một khoa học hữu dụng. Xã hội học nhìn nhận tập thể nhưng chối bỏ sự quan trọng của cá nhân. Nó dàn dựng những hệ thống để kiểm soát môi trường, hành vi, mục đích, và tình cảm của con người, nhưng chối bỏ khả năng mà đa số người – nếu có học vấn – có thể phát triển nhằm tự kiểm soát và tự định đoạt mục tiêu, đồng thời giúp họ kiểm soát những tình cảm và hành xử của chính mình một cách hữu ích.
Những thành viên xã hội chủ nghĩa hiện nay, như Nancy Pelosi, TNS Reid và Barack Obama, đang tiếp tục nói dối với công chúng Hoa Kỳ về cái mệnh danh là Redistribution of Wealth (Tái Quân Phân Của Cải). Xin đừng quên rằng xã hội chủ nghĩa KHÔNG PHẢI là chương trình chia xẻ của cải (share-the-wealth program), mà thực ra là một phương pháp CỦNG CỐ - CONSOLIDATE và KIỂM SOÁT - CONTROL của cải. Một khi điều nầy được nhận thức, nghịch lý nơi những kẻ siêu giàu muốn thăng tiến chủ nghĩ xã hội trở thành không nghịch lý chút nào. Thay vì thế, nó trở thành công cụ luận lý, thậm chí hoàn hảo cho những tên hoang tưởng tự đại đang săn đuổi quyền hành. Chủ nghĩa cộng sản, hay đúng hơn, Chủ nghĩa Xã hội, không phải là một phong trào của những đám vô sản bị áp bức mà là phong trào của đám chóp bu kinh tế. Kế hoạch của đám tài phiệt nầy là xã hội hóa (socialize) Hoa Kỳ, chứ không phải cộng sản hóa (communize) Hoa Kỳ, vì từ Communism hàm ngụ nhiều cộng đồng vi mô (micro-style communities), trong khi từ Socialism hàm ngụ nô lệ tổng thể. Karl Marx tuyên bố rằng, khi Chủ nghĩa Xã hội tiếp quản thế giới, nó sẽ tàn tạ đi và điều duy nhất còn lại sẽ là chủ nghĩa cộng sản và lúc đó thế giới sẽ bị phá vỡ thành những cộng đồng nhỏ và những cộng đồng nầy sẽ tự cai trị chính mình.
1.3. Bọn tài phiệt trốn thuế và thao túng Hoa Kỳ
Một tài liệu xuất bản vào tháng 8/1967 của tổ chức North American Newspaper Alliance cho thấy Rockefeller thực sự không trả một đồng thuế lợi tức nào cả mặc dù bao nhiêu của cải. tài liệu phát hiện ra rằng một trong những gia đình Rockefeller chỉ trả tổng cộng có $685 thuế lợi tức trong một năm gần đây. Dòng họ Kennedy có Thương Xá Chicago Merchandise Mart, những lâu đài, du thuyền, máy bay riêng, v.v..., tất cả thuộc quyền sở hữu của hằng hà sa số những tổ chức gia đình và cơ quan giám hộ - nhưng thuế thì dân đen phải trả! Nhưng bọn đạo đức giả như Rockefeller, Ford, và Kennedy lại đóng vai bảo vệ cho quần chúng bị áp bức!
Chủ nghĩa độc tài không thể có trong nền Cộng Hòa của Hoa Kỳ, vì các tiền nhân của quốc gia nầy đã viết ra Hiến Pháp (U.S. Constitution và Bill of Rights) trong đó quyền hành được phân chia rộng rãi. Ngày nay chúng ta có một chính phủ theo kiểu Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa trong đó mọi quyền hành đều được tập trung trong Hành Pháp của chính phủ. Nạn tập quyền nầy chỉ có thể đưa đến một mô hình độc tài của chính phủ. Đám tài phiệt chóp bu kiểm soát tổng thống một cách gián tiếp và đã chiếm được quyền kiểm soát tiềm năng trên toàn bộ quốc gia. Dưới đây là danh sách những viên chức chính phủ Mỹ vừa là thành viên của hệ thống Council of Foreign Relations của Do Thái, một chi nhánh của tổ chức Bàn Tròn The Round Table nằm dưới sự kiểm soát của triều đại Rothschild.
________________________________________
Ứng cử viên Tổng thống - Bill Clinton (’ 96,’ 92)
- Reuben Askew (’ 84)
- Alan Cranston ’84)
- John Glenn (’ 84)
- Walter Mondale (’ 84)
- John Anderson (’ 80)
- Howard Baker (’ 80)
- George Bush (’ 80)
- Jimmy Carter (’ 80)
- Dwight Eisenhower (’ 80)
- Adlai Stevenson (’ 80)
Bộ Ngoại Giao - Secretary Warren Christopher - Dep Secretary Cliff R. Wharton Jr. - Under Sec.Pol. Afr Pete Tarnoff - Under Secretary Maj. Gen. t Dick Moose - Under Secretary Global Afrs Tim Wirth - Ass Secretary E. - Asian Pacific Affairs Winston Lord (Pres. and a Rep), - Ass Secretary Europ - Canadian Affairs Stephen Oxman - Ass Secretary Intel Res Tobi Gati - Ass Secretary Intr-American Affairs Alex F. Watson - CIA DIRECTORS— MEMBER Richard Helms (66-73 Johnson), James R. Schlesinger (73 Nixon), William E. Colby (73-76 Nixon), George Bush (76-77 Ford), Adm Stansfield Turner (77-81 Carter), William J. Casey (81-87 Reagan) William H. Webster (87-91 Reagan), Robert M. Gates (91-93 Bush), R. James Woolsey (93- Clinton), John Deutch, chosen to replace Woolsey as CIA Director Bộ Tài Chánh - Donald Regan - John Helmann - Lord William - Simon Michael Blumenthal - C. Fred Bergsten - Anthony M. Solomon - Arnold Nachmanoff - Helen B. Junz - Richard Fisher - Roger Altman - George Pratt Shultz Chủ Tịch Công Đoàn - I.W. Abel (United Steelworkers) - Sol Chick Chaikin (Pres. Ladies Garment Workers) - Tom R. Donahue (Sec/ Tres AFL/ CIO) - Murray H. Finley (Pres. Amal. Clothing Textile Workers) - Victor Gautbaum (Amer Fed. State County Muni Employees) - Lane Kirkland (Pres. AFL/ CIO) - H. D. Samuel (Pres Ind. Union Dept. AFL/ CIO) - M. J. Ward (Pres. U. Ass. Plumbing Pipe) - Glenn E. Watts (Pres Comm. Workers of Amer) - Len Woodcock (Pres UAW) - Jerry Wurf (Pres. Amer F. County. and Muni. Emp.) Chỉ Huy Tối Cao Lực Lượng Đồng Minh - Eisenhower 52-53 - Ridgeway 53-56 - Gruenther 56-63 - Norstad 63-69 - Lemnitzer 69-74 - Goodpaster 80 - Rogers Bộ Trưởng Quốc Phòng - McElroy 59-61 - Gates 61-68 - McNamara 69-73 - Laird 73-Richardson 77-77 - Rumsfield 77 - Brown 80 - Weinberger 87-89 - Frank C. Carlucci 93-95 - Les Aspin Truyền thanh/Truyền hình Công cộng: Hartford Gunn, Robert McNeil, Jim Lehrer , C. Hunter-Gault, Hodding Carter III. Associated Press: Keith Fuller, Stanley Swinton, Louis Boccardi, Harold Anderson. U.P.I. H.L. Stevenson Reuters Michael Posner Boston Globe David Rogers L.A. Times Sdicate: Tom Johnson, Joseph Kraft L.A. Times Mirror Richard W. Murphy, Charles A. Kupchan, Michael Clough, Zygmunt Nagorski, Nancy Bodurtha, Richard T. Childress, Carl W. Ford Jr., Nomsa Daniels, Alton Frye, Gregory F. Treverton Newsday Jessica Mathew, Michael Mandelbaum, Richard N. Haass, Richard W. Murphy, John L. Hirsch, Alexander J. Motyl, Nicholas X. Rizopoulos, Alan D. Romberg, C.V. Starr, Gidion Gottlieb, Charles A. Kupchan Baltimore Sun Henry Trewhitt Chicago Sun Times James Hoge Minneapolis Starr/ Tribune John Cowles Jr. Houston Post William P. Hobby Ny Times Co. Richard Gelb, James Reston, William Scranton, A.M. Rosenthal, Seymour Topping, James Greenfield, Max Frankel, Jack Rosenthal, Harding Bancroft, Amory Bradford, Orvil Dryfoos, David Halberstram, Walter Lippmann, L.E. Markel, H.L. Matthews, John Oakes, Harrison Salisbury, A. Hays Sulzberger, A. Ochs Sulzberger, C.L. Sulzberger, H.L. Smith, Steven Rattner, Richard Burt, Time Inc. Ralph Davidson, Donald M. Wilson, Louis Banks, Henry Grunwald, Alexander Herard, Sol Lionwitz, Rawleigh Warner Jr., Thomas Watson Jr. Newsweek/ Wash Post Katherine Graham, Philip Graham, Arjay Miller, TC N. deB. Katzenbach, Frederick Beebe, Robert Christopher, De Borchgrave, GOsborne Elliot, Phillipo Geyelin, Kermit Lausner, Murry Marder, Eugene Meyer, Malcolm Muir, Maynard Parker, George Will, Robert Kaiser, Meg Greenfield, Walter Pincus, Murray Gart, Peter Osnos, Don Oberdorfer. Dow Jones Co. (Wall Street Journal) William Agee, J. Paul Austin TC, Charles Meyer, Robert Potter, Richard Wood, Robert Bartley, Karen House. National Review Wm. F. Buckley, Jr. Richard Brookhiser.
________________________________________
1.4. Hợp tác xã hội
Theo thuyết Universalism, Conceptual Realism, Holism, và Collectivism, xã hội là một đơn vị sống (living entity) của chính nó, độc lập và tách rời với đời sống của những cá nhân khác nhau, hành động cho chính nó và nhắm đến những mục tiêu của chính nó thường khác biệt với những cứu cánh cá nhân. Thông thường, sự mâu thuẫn giữa những mục tiêu xã hội và mục tiêu cá nhân sẽ phơi bày lên. Muốn bảo đảm sự phát triển của xã hội thì phải làm chủ được lòng ích kỷ cá nhân và buộc cá nhân phải hy sinh những ý hướng vị kỷ để làm lợi cho xã hội.
Khi những mâu thuẫn nầy xảy ra, tất cả những lý thuyết xã hội chủ nghĩa đều buộc phải từ bỏ những phương pháp thế tục của khoa học nhân văn và suy luận theo luận lý; và thay vào đó là những giáo điều tín ngưỡng mang tính thần học và siêu hình học. Họ phải giả định rằng, qua trung gian của các nhà tiên tri, thừa sai, và những lãnh tụ phù phép, Thượng Đế bắt buộc những người xấu tự bẩm sinh - nghĩa là, có xu hướng theo đuổi những mục tiêu riêng của mình – phải đi theo con đường chính đạo mà Thượng Đế hay lịch sử muốn họ phải đi.
Đó là triết lý đặc trưng cho những tôn giáo của người xưa. Đó từng là một yếu tố trong tất cả những giáo điều thần học. Con người bị buộc phải tuân thủ luật lệ của một siêu quyền năng và tuân thủ những giới chức được quyền năng đó giao phó trách nhiệm thực thi pháp luật. Vì thế, xã hội con người do luật lệ đó tạo ra chính là công trình của thần linh chứ không phải của con người. Nếu Thượng Đế không can thiệp và không ban trí khôn cho con người lầm lẫn thì xã hội sẽ không hiện hữu. Adam và Eve sẽ vẫn còn ở lại Vườn Địa Đàng một mình.
Đương nhiên hợp tác xã hội là một điều tốt cho nhân loại. Đương nhiên con người chỉ có thể ra khỏi giai đoạn man khai bên trong khuôn khổ xã hội. Tuy nhiên, có thể họ chẳng bao giờ nhìn thấy con đường tự cứu rỗi. Nhưng những yêu cầu hợp tác xã hội và tuân thủ luật lệ đạo đức đặt ra những giới hạn nặng nề cho họ. Do tri thức man khai con người có thể xem việc mất mát một lợi điểm nào đó là một điều xấu và một hạn chế đối với những nhu cầu của mình. Con người thường không thể nhận thức được những lợi điểm lớn hơn về sau, những lợi điểm chỉ có được nhờ thoái thác những lạc thú hiện tại và hiển thị. Nhưng đối với mặc khải siêu nhiên (supernatural revelation) có thế họ đã không bao giờ biết được định mệnh của họ muốn họ làm những gì cho hạnh phúc của chính họ và của con cháu họ.
Lý thuyết khoa học như được phát triển bởi triết lý xã hội của thuyết duy lý (rationalism) và tự do (liberalism) của thế kỷ 18 không tham chiếu sự can thiệp phép lạ của các quyền siêu nhân. (Từ Liberalism ở đây có nghĩa là tự do cá nhân đồi với mọi hạn chế chứ không đồng nghĩa với từ neo-liberalism có nghĩa là đại chính phủ với bao nhiêu thứ hạn chế.) Cứ mỗi bước mà cá nhân thay thế hành động riêng lẻ của mình bằng hành động tập thể đều đưa đến một cải thiện tức thì và hiển thị trong hoàn cảnh của mình. Những lợi điểm từ sự hợp tác hòa bình và phân công lao động là phổ quát. Chúng lập tức mang phúc lợi cho mọi thế hệ, không chỉ cho những hậu duệ về sau. Đối với những gì cá nhân phải hy sinh cho xã hội, họ sẽ được đền bù bằng những lợi ích lớn hơn. Sự hy sinh của họ chỉ là bề ngoài và tạm thời; họ bỏ qua lợi nhỏ để gặt hái một lợi ích lớn hơn sau nầy. Không một ai có lý trí lại không thể nhìn thấy sự kiện hiển nhiên nầy. Khi hợp tác xã hội được tăng cường bằng cách nới rộng lãnh vực phân công lao động hay khi việc bảo vệ pháp luật và bảo vệ hòa bình được tăng cường, động cơ thúc đẩy chính là xu hướng của mọi người liên quan muốn cải thiện những điều kiện của chính họ. Khi theo đuổi những quyền lợi của chính mình, cá nhân nỗ lực tăng cường hợp tác xã hội và quan hệ hòa bình. Xã hội là sản phẩm của hành động con người, nghĩa là, con người kêu gọi tháo gở tối đa những tình trạng bất ổn. Giải thích tiến hóa xã hội không cần đến một chủ thuyết nào cả - chủ thuyết chỉ gây khó chịu cho các nhà tôn giáo đích thực, vì theo họ, chủ thuyết đó cho rằng sáng tạo ban đầu có quá nhiều khiếm khuyết nên cần phải có sự can thiệp đấng siêu việt để ngăn chặn thất bại.
Vai trò lịch sử của lý thuyết về phân công lao động như được phát triển bởi kinh tế chính trị Anh từ Hume đến Ricardo là hủy diệt toàn bộ những chủ thuyết siêu hình liên quan đến nguồn gốc và hoạt động của hợp tác xã hội. Luật pháp và hợp pháp tính (law and legality), điều lệ đạo đức và những định chế xã hội không còn được tôn trọng như là những thiên lệnh bí ẩn. Chúng bắt nguồn từ con người, và thước đo duy nhất phải được áp dụng cho chúng chính là thước đo của hoài bảo về an sinh con người.
Kinh tế gia duy lợi (utilitarianism) không đòi hỏi con người hy sinh hạnh phúc của mình cho lợi ích xã hội. Họ chỉ khuyên con người nhận ra đâu là những quyền lợi được hiểu một cách đứng đắn. Trong mắt con người, sự mầu nhiệm của Thượng Đế không tự thể hiện trong việc can thiệp thường xuyên vào một số vấn đề của các ông hoàng và chính trị gia, mà thể hiện bằng ban bố cho những con chiên của ngài lý trí và khao khát theo đuổi hạnh phúc.
1.5. Nan đề của Chủ nghĩa (Liberalism)
Vấn đề chủ yếu của tất cả những hình thức triết lý xã hội là: làm thế nào nhận thức được luật pháp đích thực, nhận thức được tông đồ đích thực của Thượng Đế, và nhận thức được uy quyền đích thực. Vì nhiều người tự cho là Thượng Đế gởi họ xuống, và mỗi tiên tri nầy lại rao giảng một kinh thánh khác nhau. Đói với thành viên trung thành của thuyết Collectivism, không thể có bất kỳ nghi ngờ nào; họ hoàn toàn tin chắc mình chỉ nói một chủ thuyết đúng duy nhất. Nhưng chính niềm tin vững chắc như thế khiến cho những mâu thuẫn khó hòa giải hơn. Mỗi đảng được chuẩn bị phải làm cho những đề cương của đảng mình hơn hẳn. Nhưng vì luận lý không thể quyết định giữa những chủ thuyết mâu thuẫn khác nhau nên không có phương pháp nào giúp giải quyết những tranh biện như thế ngoài xung đột vũ trang. Những chủ thuyết xã hội không duy lý (non-rationalist), không duy lợi (non-utilitarian), và không tự do (non-liberal) phải phát động chiến tranh và nội chiến cho đến khi một trong các đối thủ bị tiêu diệt hay đầu hàng. Lịch sử của những tôn giáo lớn trên thế giới là hồ sơ của những cuộc chiến tranh lớn nhỏ, tương tự như lịch sử của những tôn giáo giả mạo (counterfeit religions), chủ nghĩa xã hội (socialism), và chủ nghĩa quốc gia (nationalism) hiện nay.
Sự độc ác và tuyên truyền bằng thanh kiếm từ tay tên hành quyết hay người lính là đặc tính cố hữu của bất kỳ một hệ thống đạo lý xã hội chủ nghĩa nào. Luật Thượng Đế hay Định Mệnh tuyên bố mình có giá trị phổ quát, và, theo luật định, mọi người đều phải phục tùng những giới chức mà luật đó cho là hợp pháp. Bao lâu uy thế của những giáo điều xã hội chủ nghĩa và hàm ngụ triết lý của chúng – tức thuyết khái niệm thực tại (conceptual realism) – còn nguyên vẹn, thì không thể có vấn đề khoan nhượng hay hòa bình lâu dài. Khi cuộc chiến ngưng lại nó chỉ ngưng lại để lấy thêm sức mạnh mới nhằm đánh tiếp.
1.6. Chủ nghĩa Xã hội: Tẩy não và guồng máy công an trị
Những người chủ trương đạo đức xã hội chủ nghĩa và chính chủ nghĩa đó không thể hy vọng dùng luận lý để chứng minh cái đúng của dạng nguyên tắc đạo đức mà họ chủ trương và tính thượng đẳng cũng như tính chính đáng độc nhất của lý tưởng xã hội đặc thù của họ. Họ buộc yêu cầu mọi người chấp nhận hệ thống ý thức hệ của họ như là chân lý và phục tùng cái quyền uy mà họ cho là đích thực; họ cương quyết bóp nghẹt mọi tiếng nói bất đồng hay trấn áp những người bất đồng để họ khuất phục.
Đương nhiên sẽ luôn luôn có những cá nhân hay tập thể mà trí tuệ không thể nhận thức được những lợi ích do hợp tác xã hội mang lại. Những người khác với sức mạnh tinh thần và ý chí quá yếu nên họ không thể chống lại cám dỗ khiến họ cố tìm một lợi lộc tạm thời bằng những hành động có hại cho việc điều hành êm thấm của hệ thống xã hội. Công tác chỉnh đốn những cá nhân theo yêu cầu hợp tác xã hội đòi hỏi phải hy sinh. Đó là những hy sinh tạm thời và bề ngoài vi chúng sẽ được đền bù bằng những lợi ích lớn hơn sẽ có được nhờ sống bên trong xã hội.
Tuy nhiên, họ đau khổ trong chính hành động thoái thác một lạc thú đang mong đợi, và không phải ai cũng nhận thức được những lợi ích về sau của mình và hành xử tương ứng. Những thành viên xã hội chủ nghĩa tin rằng giáo dục có thể giúp mọi người nhận thức điều mà những quyền lợi của chính họ đòi hỏi họ phải làm: khi được tẩy não đúng cách, họ sẽ tự mình nhận thức điều đó, luôn luôn tuân thủ những quy luật hành xử cần có để bảo vệ xã hội. Chủ nghĩa xã hội cho rằng một trật tự xã hội trong đó không ai được hưởng những đặc quyền đặc lợi trên lưng đồng bào của họ có thể hiện hữu mà không cần một cưỡng bách nào nhằm ngăn ngừa hành vi phương hại đến xã hội. Đó là một xã hội công an trị, một bộ máy áp bức và cưỡng bách.
Chủ nghĩa xã hội xem nhẹ sự kiện không thể chối cãi được là có một số người hoặc quá nông cạn hoặc quá yếu kém không thể tự nhiên thích nghi với những điều kiện của đời sống xã hội. Cho dù chúng ta có thừa nhận rằng mọi người thành niên có đầu óc lành mạnh đều có khả năng nhận thức được mặt tốt của hợp tác xã hội và hành động thích ứng đi nữa thì vẫn còn vấn đề của những trẻ con, người già, và người mất trí. Chủ nghĩa Xã hội tin rằng một người có hành động chống xã hội nên được xem là mắc bệnh tâm thần và cần được chửa trị. Nhưng bao lâu những trường hợp đó không được chửa trị hết tất cả và bao lâu còn trẻ con và người già thì một số điều khoản phải được thực hiện bằng không họ sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Xã hội không thể tồn tại nếu đa số không sẵn sàng ngăn cản những thành phần thiểu số phá hoại trật tự xã hội, ngăn cản bằng cách áp dụng bạo lực hay đe đọa dùng bạo lực. Quyền hành nầy được trao cho nhà nước hoặc chính phủ.
Nhà nước và chính phủ là bộ máy cưỡng chế xã hội. Nó được độc quyền dùng bạo lực. Không một cá nhân nào dược tự do xử dụng bạo lực hay đe dạ dùng bạo lực nếu không dược chính phủ trao cho quyền đó. Nhà nước chủ yếu là một định chế để bảo vệ những quan hệ hòa bình. Tuy nhiên, muốn bảo vệ hòa bình phải chuẩn bị đập tan những hành vi của những kẻ phá hoại hòa bình. Muốn làm điều nầy, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải bảo đảm được rằng những công dân của họ phải bị tước hết mọi phương tiện tự vệ. Không được phép xử dụng súng, gậy, dao hay những vũ khí tự vệ nào khác.
2. Chủ nghĩa Tự do Liberalism
2.1. Chủ nghĩa Tụ do: phương án ngăn ngừa cách mạng và nội chiến
Chủ thuyết xã hội tự do (liberal social doctrine) dựa trên những giáo điều của đạo đức duy lợi (utilitarian ethics) và nhìn vấn đề quan hệ giữa giai cấp cai trị và giai cấp bị trị theo một góc độ khác hơn là thuyết Universalism và Collectivism. Thuyết Liberalism vì chủ thuyết đó đích thực nhận thức rằng giai cấp cai trị - luôn luôn là thiểu số - không thể ngồi lâu trên ngôi nếu không có sự hậu thuẫn tự nguyện của đám thiểu số bị trị. Bất luận hệ thống chính phủ là cái gì, nó luôn luôn đặt nền tảng trên tâm thức của giai cấp bị trị cho rằng nếu phục tùng và trung thành với chính phủ nầy vẫn tốt hơn cho quyền lợi của chính họ thay vì cách mạng để thiết lập một chế độ khác. Thành phần đa số có quyền gạt bỏ một chính phủ không thân dân và xử dụng quyền đó khi nào họ tin rằng sự an sinh của chính họ đòi hỏi phải làm thế.
Nội chiến và cách mạng là những phương tiện để thành phần đa số lật đổ đám cai trị và những cách thức cai trị không phù hợp với họ. Vì mục tiêu hòa bình trong nước, chủ nghĩa Liberalism nhắm đến chính phủ dân chủ. Do đó, dân chủ không phải là một định chế cách mạng. Ngược lại, đó chính là phương án ngăn ngừa cách mạng và nội chiến. Chủ nghĩa đó cung ứng một phương pháp điều chỉnh ôn hòa giúp chính phủ thích nghi với nguyện vọng của đa số. Khi nhà cầm quyền và những chính sách của họ không còn làm vừa lòng đa số quần chúng trong nước, qua bầu cử, họ sẽ bị loại và bị thay thế bằng những người khác với những chính sách khác.
Nguyên tắc đa số làm chủ hay chính phủ do dân theo đề nghị của chủ nghĩa Liberalism không tìm cách đè đầu đám tiện dân đen và những thành phân man khai trong nước. Chủ nghĩa nầy cũng tin rằng một quốc gia nên được cai trị bởi những người thích hợp nhất cho nhiệm vụ đó. Nhưng họ tin rằng khả năng cai trị của một người tự chứng tỏ là tốt hơn bằng cách thuyết phục những đồng bào của họ thay vì xử dụng bạo lực. Đương nhiên, không có gì bảo đảm những cử tri sẽ ủy thác quyền cai trị cho ứng cử viên có năng lực nhất. Nhưng không một hệ thống nào khác có thể cung ứng một bảo đảm như thế. Nếu bên đa số của quốc gia bằng lòng với những nguyên tắc thiếu lành mạnh và ưa chuộng những ứng cử viên không giá trị thì không có phương thuốc nào khác hơn là thay đổi đầu óc của họ bằng cách trình bày những nguyên tắc hợp lý hơn và đề bạt những ứng cử viên khá hơn. Một thành phần thiểu số sẽ không bao giờ thành công lâu dài bằng những phương án khác.
2.2. Chính phủ Thần quyền trá hình
Chủ nghĩa Đại Đồng Universalism và Chủ Nghĩa Xã Hội Collectivism đương nhiên là những hệ thống của chính phủ thần quyền (theocratic government). Đặc tính chung cho tất cả những biến thể của chúng là: chúng cho thấy sự hiện hữu của một thực thể siêu việt mà con người phải phục tùng. Điểm khác biệt giữa chúng chỉ là cái tên mà chúng đặt cho thực thể đó và nội dung của những luật lệ mà chúng tuyên bố nhân danh thực thể đó. Sự cai trị độc tài của một thiểu số không thể tìm thấy một tính chính danh nào ngoài việc tham chiếu một mệnh lệnh giả định lấy từ một quyền năng siêu việt tuyệt đối. Không thành vấn đề nếu kẻ chuyên quyền đặt những tuyên bố của họ trên nền tảng những uy quyền thiêng liêng của các thiên vương hay trên sứ mạng lịch sử của kẻ tiên phong cho giai cấp vô sản. Những từ ngữ society và state đều có nghĩa thần thánh theo lối dùng chữ hiện nay của những người thăng tiến chủ nghĩa xã hội, kế hoạch hóa, và kiểm soát xã hội trên mọi hoạt động cá nhân. Những bề trên của tín ngưỡng mới nầy quy cho thần linh của họ tất cả những thuộc tính mà thần học quy cho Thượng Đế - omnipotence, omniscience, infinite goodness, v.v...
Nếu người ta giả định bên trên và bên kia những hoạt động cá nhân có một thực thể bất diệt đang nhắm đến những cứu cánh của chính mình, khác với những cứu cánh của những người trần tục, thì người ta đã thiết lập được khái niệm về một đấng siêu việt. Như thế người ta không thể lẫn tránh câu hỏi: cứu cánh nào chiếm ưu tiên nếu xảy ra xung đột – cứu cánh của nhà nước / xã hội hay cứu cánh của cá nhân? Câu trả lời cho câu hỏi nầy đã được hàm ngụ trong chính khái niệm về nhà nước hay xã hội theo quan niệm của thuyết đại đồng và xã hội chủ nghĩa. Nếu người ta khẳng định sự hiện hữu của một thực thể theo định nghĩa là cao hơn, quý phái hơn, và tốt hơn những cá nhân thì người ta không thể hoài nghi giả định cho rằng những mục tiêu của đấng siêu việt nầy phải đứng trên những mục tiêu của những cá nhân khốn khổ. Nếu nhà nước hay xã hội là một thực thể có khả năng quyết đoán và ý hướng cũng như tất cả những đức tính khác mà chủ nghĩa xã hội ban cho họ thì quả là vô nghĩa khi đối chiếu những mục tiêu tầm thường của cá nhân khốn khổ với những thiết kế lớn lao của nhà nước.
Đặc tính bán thần học của tất cả những thuyết xã hội chủ nghĩa trở nên rõ nét trong những mâu thuẫn của chúng với nhau. Một thuyết xã hội chủ nghĩa không khẳng định tính thượng đẳng của một tập thể như một đơn vị; họ luôn luôn tuyên bố vai trò tối cao của một thần linh xã hội chủ nghĩa nhất định. Hoặc họ bác bỏ thẳng thừng sự hiện diện của những thần linh khác như thế hoặc họ đưa chúng xuống một vị trí phụ tùy và thấp hơn so với thần linh của chính họ. Những kẻ tôn thờ nhà nước tuyên bố một nhà nước nhất định, nghĩa là nhà nước của chính họ, là nhà nước xuất sắc nhất; trong khi những thành viên của chủ nghĩa quốc gia thì tuyên bố quốc gia của họ là quốc gia xuất sắc nhất. Nếu những người bất đồng thách thức chương trình nào đó của họ bằng cách đề cao tính thượng đẳng của một thần tượng xã hội chủ nghĩa khác, họ liền phản đối bằng cách lặp lại lời tuyên bố: chúng tôi đúng vì một tiếng nói từ bên trong nói với chúng tôi rằng chúng tôi đúng và bạn sai. Những xung đột của những tín ngưỡng và giáo phái mâu thuẫn không thể được quyết định bằng lý luận mà bằng vũ khí. Những hình thức thay thế cho nguyên tắc tự do và dân chủ với đa số làm chủ là những nguyên tắc quân phiệt của xung đột vũ trang và đàn áp độc tài.
Tất cả những biến thể của các tín ngưỡng xã hội chủ nghĩa đều có chung sự thù ghét khôn nguôi đối với những định chế chinh trị nền tản của hệ thống tự do: đa số làm chủ, khoan nhượng đối với những quan điểm bất đồng, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, và mọi người bình đẳng trước pháp luật. Sự hợp tác của những tín ngưỡng xã hội chủ nghĩa trong các nỗ lực của họ nhằm tiêu diệt tự do đã đưa đến nhận định sai lầm cho rằng vấn đề trong những xung đột chính trị ngày nay chính là xung đột giữa chủ nghĩa cá nhân (individualism) và chủ nghĩa tập thể (collectivism). Thực vậy, đó là một cuộc chiến giữa một bên là chủ nghĩa cá nhân và bên kia là hằng hà sa số những giáo phái xã hội chủ nghĩa. Sự thù ghét lẫn nhau giữa những giáo phái nầy cũng không kém ác liệt như sự thù ghét của họ đối với hệ thống tự do.
2.3. Xung đột giữa các thuyết Marxist và không Marxist
Không phải một chủ nghĩa Marxist thuần nhất chống lại chủ nghĩa tư bản, mà bao nhiêu nhóm Marxist. Những nhóm nầy – như Stalinists, Trotskyists, Mensheviks, phe Đệ Nhị Quốc Tế, v.v... – đánh nhau hết sức tàn bạo và vô nhân đạo. Kế đến lại có bao nhiêu phe phái không Marxist khác cũng áp dụng cùng những phương pháp tàn bạo như thế khi tranh đấu lẫn nhau. Nếu dùng chủ nghĩa xã hội thay cho chủ nghĩa tự do sẽ dẫn đến đấu tranh đẫm máu vô tận. Một ví dụ điển hình là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ngày nay đó là sự kình chống giữa người Da Den và người Mễ; giữa người Mễ và người Da Trắng, giữa đàn ông và đàn bà, giữa những người đồng tính và giáo hội, giữa những người dùng ma túy và người chống ma túy, v.v...
Thuật ngữ thông thường không biểu hiện được những vấn đề đó một cách hoàn toàn. Thông thường triết học gọi chủ nghĩa cá nhân là một triết lý hợp tác xã hội và từng bước tăng cường những liên kết xã hội. Mặt khác, việc áp dụng những tư tưởng căn bản về chủ nghĩa tập thể không thể đưa đến cái gì khác ngoại trừ phân hóa xã hội và tiếp diễn xung đột. Đương nhiên hình thức xã hội chủ nghĩa nào cũng hứa hẹn hòa bình vĩnh cữu – bắt đầu với cái ngày chiến thắng quyết định của chính nó và sự sụp đổ hay triệt tiêu tất cả những ý thức hệ khác cũng như những thế lực hậu thuẫn khác.
Tuy nhiên, việc thực hiện những kế hoạch nầy tùy thuộc vào biến thái triệt để trong nhân loại. Con người phải được phân chia thành hai gai cấp: một bên là đám độc tài như thần thánh và một bên là đám quần chúng bị buộc phải trao hết quyền tự do lựa chọn và lý trí để trở thành không gì hơn là những nô lệ trong các kế hoạch của bọn độc tài đó. Đám quần chúng phải bị truất hết quyên làm người để khiến một số người duy nhất trở thành chủ nhân ông hoặc quyền uy như thần thánh. Suy nghĩ và hành động, những đặc tính tối thượng của con người trong tư cách con người, sẽ trở thành đặc ân của một số người duy nhất. Không cần phải chỉ ra rằng những kế hoạch như thế là bất khả thi. Sự nối tiếp của những đế quốc độc tài đều bị thất bại. Chúng ta đã chứng kiền sự sụp đổ của một số trật tự mệnh danh là muôn năm, như Hitler, Mussolini, v.v... Những chế độ nào còn lại sẽ khó lòng tồn tại lâu hơn.
2.4. Chủ nghĩa Liberalism không phải là một lý thuyết
Sự phục hồi hiện nay của khái niệm chủ nghĩa xã hội – nguyên nhân chính của tất cả những sự hấp hối và đại họa trong thời đại chúng ta – đã thành công quá lớn nên nó đã đưa vào quyên lãng những tư tưởng chủ yếu về triết lý tự do xã hội. Ngày nay đa số những ai yêu chuộng các định chế dân chủ đều quên đi những tư tưởng đó. Những luận điểm mà họ nêu ra để biện minh cho dân chủ và tự do đều mang màu sắc sai lầm của chủ nghĩa xã hội; những học thuyết của họ thực ra chỉ là xuyên tạc hơn là thăng tiến chủ nghĩa tự do đích thực. Dưới mắt họ, bên đa số luôn luôn đúng chỉ vì họ có quyền nghiền nát đối lập; luật đa số là luật độc tài của đảng đông nhất, và đám đa số cầm quyền không tự chế trong việc thực thi quyền hành của mình và trong việc giải quyết những vấn đề chính trị. Bao lâu một đảng phái thành công trong việc tranh thủ hậu thuẫn của đa số công dân và do đó chiếm được quyền kiểm soát guồng máy chính phủ, họ được tự do ngăn cản bên thiểu số có được tất cả chính những quyền dân chủ trước kia đã từng khiến họ phải tranh đấu để dành lấy quyền chính.
Chủ nghĩa neo-liberalism nầy đương nhiên chính là phản đề của chủ nghĩa Liberalism. Chủ nghĩa tự do đích thức không cho rằng đám đa số là thần thánh và không hề sai lầm; họ không nói rằng sự kiện duy nhất một chính sách được nhiều người thăng tiến là một bằng chứng cho thấy những giá trị của chủ nghĩa đó cho lợi ích chung. Họ không cỗ xúy chủ nghĩa độc tài đa số và dùng bạo lực để áp bức thiểu số bất đồng. Chủ nghĩa tự do nhắm đến một định chế chính trị có khả năng bảo vệ tiến trình hợp tác xã hội điều hòa và từng bước tăng cường những quan hệ xã hội hỗ tương. Mục tiêu chính của chủ nghĩa đó là tránh xung đột bạo động, tránh chiến tranh và cách mạng vốn làm băng hoại sự hợp tác xã hội của con người và đẫy lùi con người trở lại tình trạng ban sơ trong đó tất cả những bộ lạc và tổ chức chính trị không ngừng tranh đấu lẫn nhau. Vì phân công lao động đòi hỏi phải có hòa bình ổn định, nên chủ nghĩa tự do nhắm đến thiết lập một hệ thống chính phủ có khả năng bảo vệ hòa bình và dân chủ.
Chủ nghĩa tự do, theo nghĩa của thế kỷ 19, là một chủ thuyết chính trị. Đó không phải là một lý thuyết mà là một ứng dụng những lý thuyết được phát triển qua công trình nghiên cứu hành động con người và đặc biệt qua kinh tế học nhằm xác định những vấn đề của hành động con người bên trong xã hội. Như một chủ thuyết chính trị, chủ nghĩa tự do không trung lập về mặt giá trị và những cứu cánh tối hậu mà con người tìm kiếm bằng hành động. Nó giả định rằng mọi người hay ít nhất đa số người đều chủ tâm đạt đến những mục tiêu nào đó. Nó mang đến cho họ thông tin về những phương tiện thích hợp để thực hiện những kế hoạch của họ. Những quán quân của chủ thuyết tự do ý thức đầy đủ sự kiện những giáo điều của họ chỉ có giá trị đối với những ai dấn thân vào những nguyên tắc nầy mà thôi.
Trong khi các ngôn ngữ, và cả kinh tế học, xử dung những từ ngữ như happiness (hạnh phúc) và removal of uneasiness (thoát khổ) theo một nghĩa hoàn toàn quy thức, chủ nghĩa tự do gắn vào những từ đó một nghĩa cụ thể. Nó giả định rằng con người thích sống hơn chết, thích lành mạnh hơn bệnh tật, no đủ hơn chết đói, giàu hơn nghèo. Nó dạy con người biết cách hành động phù hợp với những đánh giá nầy. Người ta thường gọi những quan tâm nầy là duy vật và thường chỉ trích chủ nghĩa tự do về một chủ nghĩa duy vật được cho là thô bạo và không đếm xỉa gì đến những theo đuổi cao siêu hơn hay quý phái hơn của nhân loại. Theo những người phê bình nói trên, con người không chỉ sống bằng bánh mì, và họ xem thường tính bần tiện và thấp kém của triết lý duy lợi. Tuy nhiên, những chỉ trích gắt gao nầy không đúng, vì chúng xuyên tạc quá đáng những giáo điều của chủ nghĩa tự do.
Thứ nhất: chủ nghĩa tự do không quả quyết rằng con người phải bị buộc phải phấn đấu cho những mục tiêu kể trên. Điều họ muốn nói là đại đa số đều thích một cuộc sống lành mạnh và sung túc hơn là đau khổ, đói khát, và chết. Chân lý đó không thể bị thách thức. Thực tế chứng minh rằng tất cả những lập luận chống chủ nghĩa tự do – như những giáo điều thần quyền của nhiều phái tôn giáo, quốc gia chủ nghĩa, và xã hội chủ nghĩa – đều cho thấy cùng một thái độ đối với những vấn đề nầy. Tất cả họ đều hứa hẹn với những tín đồ của họ một cuộc sống sung túc. Họ không bao giờ liều lĩnh nói với mọi người rằng chương trình của họ sẽ làm hại cho an sinh của đối tượng. Ngược lại, họ nhấn nạnh rằng, trong khi những kế hoạch đối phương sẽ đưa đến bần cùng hóa, chính họ lại muốn cung ứng sự sung mãn cho nhưng người theo họ. (Bạn thử so sánh mức lương trung bình của một công nhân bên ngoài với mức lương kết xù của các công nhân viên chính phủ liên bang!) Các đảng phái Cơ Đốc cũng quyết liệt không kém trong việc hứa hẹn với các con chiên củ họ một tiêu chuẩn sống cao hơn so với những thành viên quốc gia chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Những giáo hội ngày nay thường nói về tăng lương và lợi tức nông trại nhiều hơn là về những giáo điều Cơ Đốc Giáo.
Thứ nhì: Chủ nghĩa tự do không xem thường những hoài bảo trí tuệ của con người. Ngược lại, chủ nghĩa nầy rất nhiệt tình đi tìm sự hoàn hảo về trí tuệ và tâm linh, đi tìm trí khôn và thẩm mỹ tối ưu. Nhưng quan điểm của họ về những thứ cao siêu và quý phái nầy dứt khoát không phải là những biểu hiện thô bạo bên phía đối phương của họ. Họ không chia xẻ quan điểm ngây thơ cho rằng bất kỳ một hệ thống xã hội nào cũng có thể trực tiếp thành công bằng cách khuyến khích tư duy triết học hay khoa học, bằng cách sản tạo những tuyệt tác nghệ thuật và văn chương để giúp khai sáng thêm quần chúng. Họ nhận thức rằng tất cả những gì xã hội đó có thể hoàn thành được trong những bộ môn nầy là cung ứng một môi trường không đặt ra những chướng ngại không thể vượt qua trên lối đi của thiên tài và giúp con người bình thường đủ tự do đối với những ưu tư vật chất để quan tâm đến những việc khác ngoài miếng ăn. Theo quan điểm chung của họ, phương thức xã hội tối thượng để giúp con người trở thành nhân bản hơn chính là giảm nghèo. Trí tuệ, khoa học, và nghệ thuật phát triển tốt đẹp hơn trong một thế giới người giàu chứ không phải trong thế giới của những người nghèo.
2.5. Lý thuyết thuần túy khoa học
Đúng là xuyên tạc sự thật nếu quy trách chủ nghĩa duy vật cho thời đại tự do chủ nghĩa. Thế kỷ 19 không chỉ là một thế kỷ của cải tiến vô tiền khoáng hậu về phương pháp sản xuất kỹ thuật và về an sinh vật chất nơi quần chúng. Thế kỷ đó đã thực hiện nhiều công tác hơn chư không chỉ giúp nối dài tuổi thọ của con người. Những thành tựu khao học và nghệ thuật của nó là bất diệt. Đó là một thời đại của những nhạc sỹ, nhà văn, nhà thơ, họa sỹ và điều khắc bất hủ. Thế kỷ đó đã cách mạng hóa triết học, kinh tế học, toán học, vật lý, hóa học, và sinh vật học. Và lần đầu trong lịch sử, thế kỷ nầy đã giúp người dân tiếp cận được những công trình và những tư duy vĩ đại.
Chủ nghĩa tự do dựa trên một lý thuyết thuần túy lý trí và khoa học về hợp tác xã hội. Những chính sách mà nó đề xuất là ứng dụng một hệ thống tri thức không hề liên quan đến tình cảm, tín ngưỡng trực giác không có đủ bằng chứng, không liên quan đến những kinh nghiệm thần bí và ý thức cá nhân về những hiện tượng siêu việt. Theo nghĩa nầy, những thuộc từ thường bị hiểu lầm và bị diễn giải sai lầm như atheist và agnostic có thể được gán cho chủ nghĩa đó. Quả là một sai lầm nghiêm trọng nếu kết luận rằng những khoa học về hành động con người và chính sách xuất phát từ những giáo điều của chúng – tức chủ nghĩa Liberalism - là phản thần (anti-theist) và thù nghịch với tôn giáo. Chúng hoàn toàn đối nghịch với mọi hệ thống thần quyền. Nhưng chúng hoàn toàn trung lập đối với những tín ngưỡng không chủ trương can thiệp vào công việc điều hành những vấn đề xã hội, chính trị, và kinh tế.
Thần quyền (theocracy) là một hệ thống dùng một đấng siêu việt để bảo đảm tính chính danh của mình. Luật lệ căn bản của một chế độ thần quyền là một trực giác không thể kiểm chứng bằng lý trí và bằng chứng minh luận lý. Tiêu chuẩn tối hậu của nó là trực giác có khả năng cung ứng cho tinh thần niềm tin chắc chắn về những gì không thể được khái niệm bằng lý trí và lý luận. Nếu trực giác nầy tham chiếu một trong những hệ thống giáo điều cổ truyền về sự hiện hữu của một Đấng Thiêng Liêng và Chúa Tể vũ trụ, thì chúng ta gọi đó là một tín ngưỡng tôn giáo. Nếu nó tham chiếu một hệ thống khác thì chúng ta gọi đó là một tín ngưỡng siêu hình.
2.6. Chính phủ thần quyền
Như thế, một hệ thống chính phủ thần quyền không cần phải được xây dựng trên một trong những tôn giáo lớn trong lịch sử thế giới. Đó có thể là kết quả của những tín điều siêu hình học vốn chối bỏ một giáo hội và giáo phái tự trị cổ truyền và tự hào có được đặc tính phản thần và phản siêu hình học. Ngày nay, những đảng thần quyền thế lực nhất đều chống lại Cơ Đốc Giáo và chống lại tất cả những tôn giáo khác tiến hóa từ chủ nghĩa độc thần Do Thái (Jewish monotheism). Đặc tính thần quyền của những đảng nầy là họ khao khát tổ chức những công việc trần thế của nhân loại hợp với những nội dung của một hệ tư tưởng mà tính giá trị không thể được chứng minh bằng lý trí. Họ giả vờ rằng những lãnh tụ của họ được ban ân sủng bằng một kiến thức mà phần còn lại của nhân loại không có và kiến thức đó ngược hẳn với những tư tưởng được đưa ra bởi những người không có sức thu hút siêu phàm (charisma). Những lãnh tụ có sức hút siêu phàm đều được ban cho một uy quyền huyền bí cao hơn với chức năng cai quản những công việc của nhân loại. Một nình họ được khai sáng; tất cả những người khác đều là mù, điếc, hay bất lương.
Hiển nhiên, nhiều hình thức tôn giáo lớn đã bị ảnh hưởng của những khuynh hướng thần quyền. Những giáo điều của họ đều bắt nguồn từ tham vọng quyền chính, từ mưu đồ đàn áp và triệt tiêu mọi nhóm bất đồng. Tuy nhiên, chúng ta không được lầm lẫn hai điều – tôn giáo và thần quyền.
William James gọi tôn giáo là "tình cảm, hành động và kinh nghiệm của con người trong cô đơn của họ, bao lâu họ nhận thức chính mình trong mối quan hệ với bất cứ những gì mà họ có thể xem như thần thánh." James liệt kê những niềm tin sau đây như là những đặc tính của cuộc sống tôn giáo: (i) Thế giới hữu hình là một phần của một vũ trụ tâm linh hơn, từ đó lấy ra ý nghĩa chủ yếu của nó; (ii) Liên kết hay quan hệ hài hòa với vũ trụ cao hơn đó là cứu cánh đích thực của chúng ta; (iii) Cầu nguyện hay nội thông (inner communion) với tâm linh tương ứng – tức Thượng Đế tâm linh hay luật trời – là một tiến trình giúp hoàn tất công trình, đón nhận năng lượng tâm linh và sản sinh những hệ quả, tâm lý hay vật lý bên trong thế giới hiện tượng. James nói tiếp, tôn giáo cũng bao gồm những đặc tính tâm lý sau đây: (i) lòng nhiệt thành được bổ sung vào đời sống như một món quà, và mang hình thức hoặc của một ngây ngất trữ tình hoặc của một tiếng gọi của trang nghiêm và anh hùng; (ii) một bảo đảm cho an ninh và hòa bình; (iii) ưu thế hơn hẳn của tình thương.
Đặc tính kinh nghiệm và tình cảm tôn giáo của nhân loại không đề cập đến kế hoạch hợp tác xã hội. Theo James, tôn giáo là một quan hệ thuần túy cá nhân giữa con người và một thực thể thiêng liêng, bí mật và đáng sợ. Tôn giáo đặt trên con người một mô hình cư xử cá nhân nào đó. Nhưng tôn giáo không xác quyết bất cứ điều gì liên quan đế những vấn đề tổ chức xã hội. Thánh St. Francis d'Assisi, thiên tài tôn giáo vĩ đại nhất của Tây Phương, không quan tâm đến chính trị và kinh tế. Ông muốn dạy các tín đồ của ông sống ngoan đạo; ông không thảo ra một kế hoạch nào về tổ chức sản xuất và không kêu gọi họ xử dụng bạo động chống những kẻ bất đồng. Ông không chịu trách nhiệm về mọi diễn dịch liên quan đến những lời rao giảng của ông theo hệ phái mà ông thiết lập.
Chủ nghĩa tự do không đặt ra chướng ngại nào trên bước đương mà con người muốn thích ứng hành xử cá nhân và những công việc riêng tư của họ theo cách mà họ hay giáo hội của họ diễn dịch những giáo điều của Kinh Thánh. Nhưng chủ nghĩa nầy triệt để phản đối mọi ý đồ muốn triệt tiêu tranh luận về nhưng vấn đề an sinh xã hội viện lẽ trực giác hay mặc khải tôn giáo. Chủ nghĩa tự do không kêu gọi ly dị hay kiếm soát sinh đẻ đối với bất kỳ ai. Nhưng chủ nghĩa nầy chống lại bất kỳ ai muốn ngăn cản người khác tự do tranh luận những vấn đề vừa nêu.
Theo chủ nghĩa tự do, mục đích của luật đạo đức là buộc con người thích nghi hành xử của họ với những yêu cầu của đời sống xã hội, tự chế những hành động phương hại đến sự bảo toàn hợp tác xã hội hài hòa và cải tiến những quan hệ xã hội. Chủ nghĩa tự do hoan nghênh sự hậu thuẫn mà những giáo điều có thể mang đến cho những tiền đề đạo đức nào mà họ chấp thuận, nhưng chủ nghĩa nầy phản đối mọi tôn chỉ nào có thể đưa đến phân hóa xã hội bất cứ từ đâu đến.
Quả là xuyên tạc sự thật nếu nói rằng – như nhiều lãnh tụ tôn giáo thần quyền vẫn nói – chủ nghĩa tự do chống lại tôn giáo. Ở đâu có sự can thiệp của nguyên tắc giáo hội vào những vấn đề thế tục, ở đó có sự tranh đấu lẫn nhau giữa những giáo phái hay giáo hội khác nhau. Nhờ tách rời giáo hội với nhà nước nên chủ nghĩa tự do thiết lập được hòa bình giữa những giáo phái khác nhau và tạo cho họ cơ hội thoải mái rao giảng Thánh Kinh. Chủ nghĩa tự do là duy lý, cho rằng chúng ta có thể thuyết phục đại đa số rằng hợp tác hòa bình bên trong khuôn khổ xã hội phục vụ những quyền lợi đích thực tốt hơn là đấu tranh lẫn nhau và phân hóa xã hội. Chủ nghĩa nầy hoàn toàn tự tin vào lý trí con người. Rất có thể sự lạc quan đó là vô căn cứ và thuyết tự do đã sai lầm. Nhưng nếu thế thì không còn hy vọng nào cho tương lai của con người.
Sẽ phải mất một thời gian nữa và phải hy sinh nhiều người hơn nữa để đảo ngược sự thiệt hại mà thuyết neo-liberalism đã gây ra cho Anh ngữ. Thuyết nầy chỉ giỏi náo dối và thậm chí ngày nay chính họ cũng không thể phân biệt đâu là nói láo đâu là nói thật.
3. Phong Trào Neo-Tea-Party
________________________________________
** Quan điểm bên dưới không nhất thiết phản ảnh quan điểm của tác giả sách nầy. Chúng tôi khách quan trình bày để độc giả tùy nghi nhận định.
________________________________________
Ngày nay, một phong trào mới đang xuất hiện và đang tiến nhảy vọt – phong trào neo-Tea-Party. Phong trào nầy đáng sợ đối với phe neo-Progressive vì mục tiêu của phong trào Tea-Party là bảo thủ trong bản chất. Phong trào neo-Tea-Party xuất thân từ Đảng Dân Chủ, Đảng Cộng Hòa và những cử tri phi liên kết. Mục tiêu chủ yếu của họ là: một ngân sách cân bằng, chính phủ nhỏ, thuế thấp hơn, quyền hạn tiểu bang và an ninh quốc gia hoàn toàn ngược hẳn với những khái niệm của Obama về đại chính phủ, nợ núi, can thiệp của chính phủ nhiều hơn vào đời sống của người công nhân bình thường và hiệu năng suy giảm của quân đội Hoa Kỳ.
Phần lớn báo chí đang loan truyền thông tin thất thiệt về những mục tiêu của phong trào neo-Tea-Party thay vì tường thuật về cấu trúc chính của các nhóm neo-Tea-Party đang hoạt động ở thủ đô nhằm cho thấy những lo ngại của họ về một chính phủ đang đào thoát. Những tổ chức chống neo-Tea-Party cài đặt một số tên lưu manh để gây rối và trương những biểu ngữ hạ cấp để bêu xấu neo-Tea-Party. Báo chí chỉ trưng lên những tên lưu manh nầy và những hành động của chúng cho công chúng Hoa Kỳ thấy để họ có một ấn tượng xấu về toàn bộ neo-Tea-Party. Đó là âm mưu điển hình của công đoàn – phá hoại bằng ám sát và đe dọa. Mỗi ngày càng có nhiều người hơn muốn bịt tai trước cáo giác của truyền thông đại chúng và đang đi tìm những kênh thông tin tự do hiếm hoi cũng như thông tin trên mạng. Cái mệnh danh là tự do báo chí đã bị mua đứt và được chi trả bởi đám chính phủ toàn cầu nên không một ai có thể nghe được sự thật từ bọn chúng trong tương lai.
(.........................................)
- Đỉnh Sóng
***
Đọc thêm:
Joe Biden mất tư cách là một tổng thống, một tổng tư lịnh quân đội
khi tham dự lễ vinh danh 13 tử sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ về từ Kabul sau cuộc tấn công của khủng bố
Xem 10 (03.09.2021)
Joe Biden và đảng Dân Chủ của ông ta sẳn sàng quỳ gối trước tội phạm để kiếm phiếu cử tri
Nhưng không sẳn sàng quỳ gối và tôn trọng những tử-sĩ, anh-hùng nước Mỹ khi vinh danh, nghinh đón 13 linh cửu quân nhân Thủy Quân Lục Chiến về từ chiến trường Kabul ngày 29 tháng 08 năm 2021. Ông ta quên rằng, gia đình của những tử-sĩ này cũng là cử tri hợp pháp của Liên Bang Hiệp Chủng Quốc Hoa-Kỳ
***
Hoa Kỳ Đã Hoàn Toàn Thất Bại Trong Cuộc Chiến Tại Afghanistan
http://www.nguyenvanhieulibrary.info/maga22-24-28/maga_hoa-ky-hoan-toan-that-bai-o-afghanistan.html
Cuộc chiến tại Afghanistan đã chấm dứt, chuyến bay cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ đã rời phi trường Kabul lúc 1 giờ sáng ngày 31/8/2021, tức là 3 giờ 30 phút, giờ miền Đông Hoa Kỳ (ET), chiều Thứ Hai, ngày 30/8/2021. Tướng Kenneth McKenzie tuyên bố: “Chúng tôi đã kết thúc cuộc di tản. Quân đội Hoa Kỳ đã hoàn tất sứ mạng trong cuộc chiến 20 năm tại Afghanistan. Chiếc C-17 cuối cùng đã cất cánh lúc 3 giờ 29 (ET) không có thường dân nào có mặt trong chuyến bay này.” Tướng Kenneth McKenzie nói tiếp “Trong thời gian 18 ngày qua, quân đội Hoa Kỳ đã di tản hơn 79 ngàn người, kể cả 6 ngàn công dân Hoa Kỳ. Cùng với các đồng minh, hơn 123 ngàn thường dân đã được di tản. Đây là cuộc di tản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.” Tuy nhiên Tướng Kenneth McKenzie phải nhìn nhận “Chúng tôi đã không thể di tản tất cả mọi người, hàng trăm công dân Hoa Kỳ còn kẹt lại.”
Hoa Kỳ đã hoàn toàn thất bại
Theo đuổi một cuộc chiến kéo dài 20 năm, hàng ngàn binh lính bị tử thương, gần 50 ngàn thường dân Afghanistan bị thiệt mạng, cộng thêm hàng ngàn tỷ dollars đã chi cho cuộc chiến, cuối cùng Hoa Kỳ phải chấp nhận thua cuộc. Hoa Kỳ đã tháo chạy khỏi Afghanistan, để lại một kho vũ khí khổng lồ, với những thiết bị quân sự tối tân đủ loại, trị giá 83 tỷ dollars. Bỏ rơi Afghanistan là mở đường cho Trung Cộng có cơ hội khai thác nguồn dự trữ lithium (nguyên liệu chế tạo pin) lớn nhất thế giới. Đây là một thất bại nghiêm trọng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và thế giới trong nhiều thập niên.
Afghanistan lại rơi vào tay Taliban, một nhà nước Hồi Giáo cực đoan và tàn bạo. Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Reuters sau khi chiếm được Afghanistan, lãnh đạo của Taliban là Waheedullah Hashimi đã nói “Sẽ không có dân chủ, không cần phải thảo luận về hệ thống chính trị nào nên áp dụng tại Afghanistan vì chúng tôi đã có luật Hồi Giáo Sharia.” Khi nổi lên nắm chính quyền vào năm 1996, Taliban đã đặt ra những quy luật nghiêm khắc theo luật Sharia, nếu vi phạm sẽ bị đánh đòn, bị chặt tay, bị ném đá cho đến chết hoặc bị chặt đầu. Phụ nữ bị cấm đi làm hoặc đi học, bắt buộc mặc quần áo che kín từ đầu đến chân, không được tự ý đi ngoài đường nếu không có nam giới trong gia đình đi theo.
Sau hai thập niên, sự tàn bạo của Taliban vẫn còn in đậm trong ký ức người dân Afghanistan. Và khi quân Taliban tràn vào thủ đô, người dân đã hối hả tìm đường chạy trốn, hàng trăm ngàn người đã tới sân bay Kabul, khi Hoa Kỳ chấm dứt di tản, hàng nhiều chục ngàn người bị bỏ lại. Nhiều gia đình đã bồng bế nhau dưới cơn nóng của xứ sa mạc, đi bộ tới các nước lân cận. Đã có nhiều thảm cảnh xảy ra như trường hợp lính biên phòng Pakistan bắn vào nhiều người đang tìm cách vượt qua rào cản tại biên giới. Những ngày tháng đen tối sẽ bao trùm Afghanistan. Người dân sẽ bị nghèo đói, bị đày đọa trong những trại tù “cải tạo” như đã từng xảy ra cho người dân miền Nam Việt Nam trước đây.
Trong những cuộc họp báo quan trọng về tình hình chiến sự tại Afghanistan mà Joe Biden cứ ngây ngô, ngớ ngẩn, ông ta đọc vội những dòng chữ ghi sẵn rồi bỏ chạy. Đôi khi ông ta cũng trả lời báo chí nhưng ông ta thường bắt đầu: “Theo như chỉ thị, tôi phải gọi tên những phóng viên trong danh sách này.” Cuộc họp báo mới đây, Joe Biden nói “Ladies and gentlemen, they gave me a list here. The first person I was instructed to call on was Kelly O’Donnell from NBC.” Joe Biden cũng không được tự do trả lời báo chí, nhiều lần ông ta đã nói “Tôi không thể trả lời thêm câu hỏi, nếu làm vậy tôi sẽ bị khiển trách.” Hình như Joe Biden muốn gián tiếp cho biết là có một người trong hậu trường chỉ huy tất cả và Joe Biden thực sự chỉ là một Tổng Thống bù nhìn.
Ai là người ra điều khiển Joe Biden? Quan sát toàn bộ nội các của Joe Biden, chúng ta sẽ có ngay câu trả lời. Đó là những người đã từng phục vụ trong chính quyền Obama, đã có những quyết định tệ hại khủng khiếp về chính sách đối ngoại: Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan, Giám Đốc Chính Sách Đối Nội Susan Rice, . . . Dưới thời Obama đã xảy ra vụ tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Benghazi bị tấn công, không được giải vây, gây tử vong cho Đại Sứ Christopher Stevens và nhiều nhân viên thuộc cấp. Chính quyền Obama đã thỏa hiệp và chuyển giao 1,7 tỷ dollars cho Iran, đổi 5 tên khủng bố Taliban lấy một anh lính đào ngũ, những tên khủng bố này hiện thuộc thành phần lãnh đạo của lực lượng Taliban. Susan Rice tuy là Giám Đốc Chính Sách Đối Nội nhưng bà ta từng là Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, đồng thời cũng là Cố Vấn An Ninh của Obama nên bà ta đã và đang điều hành toàn bộ chính sách của Hoa Kỳ về đối nội cũng như đối ngoại, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Obama, một người theo Xã Hội Chủ Nghĩa.
Joe Biden đã đánh mất danh dự, vị thế của Hoa Kỳ
Thật là nhục nhã, một đại cường quốc đã phải đầu hàng trước một tổ chức khủng bố. Quyết định rút quân của Joe Biden đã gây nhiều phẫn nộ cho người dân Hoa Kỳ cũng như lãnh đạo của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Anh Quốc, ông Nigel Farage, lãnh đạo đảng Brexit còn gọi là đảng Cải Cách chủ trương tách Anh Quốc khỏi khối Âu Châu, đã chỉ trích CNN, New York Times và một số cơ quan truyền thông lớn. Ông ta la ầm lên: “Quý vị đã đưa một gã đàn ông già nua không có khả năng vào Tòa Bạch Ốc. Hắn ta là một thảm họa, quyết định rút quân khỏi Afghanistan của đương sự sẽ gây tác hại cho chúng ta trong nhiều năm, và nhiều nhiều năm. Quý vị không thích ông Trump, cho rằng ông Trump quá thô lỗ, quá khó tính. Và quý vị đã vận động tranh cử cho Joe Biden, thay vì làm công việc của truyền thông là điều tra về lap top của Hunter, con trai ông ta. Quý vị đã thấy chưa, đã sáng mắt ra chưa, quý vị đã có một Tổng Thống mà quý vị mong muốn. Phải nói rằng chiến thắng của quý vị đấy.”
Chỉ vài tháng trước đây, Joe Biden đã hứa “Chúng tôi sẽ không vội vàng rút quân. Chúng tôi sẽ làm điều đó một cách có trách nhiệm, sẽ tiến hành một cách an toàn. Và chúng tôi sẽ phối hợp với các đồng minh.” Joe Biden đã không giữ lời hứa. Khi được tin Hoa Kỳ bỏ rơi Afghanistan, Thủ Tướng Anh Boris Johnson đã liên tục điện thoại cho Joe Biden nhưng 36 tiếng đồng hồ sau ông ta mới trả lời. Báo The Times của Luân Đôn cho hay “Giới lãnh đạo quân sự của Anh đã không được tham gia vào các cuộc thảo luận quan trọng giữa Mỹ và Taliban, vì vậy họ đã bị gạt ra ngoài, không biết tin tức gì về thời điểm họ bị bắt buộc phải rút quân.” Quyết định sai lầm của Joe Biden là lý do chính đáng để các đồng minh phẫn nộ, và các quốc gia tại vùng Nam Thái Bình Dương là Nhật, Ấn Độ, Nam Hàn và Đài Loan đang rất lo ngại.
Đa số dân chúng, báo chí và giới chính trị đã mạnh mẽ chỉ trích việc làm của Joe Biden và các cố vấn an ninh, quân sự của ông ta. Nếu Joe Biden và những nhân viên trực thuộc liên hệ còn một chút lương tri thì phải từ chức ngay. Breitbart News cho hay “Có 90 tướng lãnh và đô đốc đã về hưu vừa ký một bức thư ngỏ kêu gọi Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin và Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mark Milley, phải từ chức vì đã không phản đối hoặc đã không đủ khả năng thuyết phục Joe Biden bỏ quyết định rút quân vội vã khỏi Afghanistan.”
Thư yêu cầu từ chức của các vị tướng lãnh và đô đốc này nói rõ: “Với tư cách là cố vấn quân sự hàng đầu cho Tổng Tư Lệnh/Tổng Thống, Bộ Trưởng Quốc Phòng và Tham Mưu Trưởng Liên Quân cần đưa ra khuyến cáo mạnh mẽ chống lại quyết định rút quân tai hại này. Nếu hai vị không làm đúng trách nhiệm thì nên từ chức vì đây là vấn đề lương tâm. Hậu quả của cuộc rút quân là rất lớn và sẽ ảnh hưởng tới nhiều thập niên. Thảm kịch nhân loại sẽ bắt đầu xảy ra với người dân Afghanistan còn bị kẹt lại.
“Danh dự của Hoa Kỳ bị tổn thương, không còn quốc gia nào tin tưởng vào chúng ta nữa. Trung Cộng là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất, tiếp theo là Nga, Pakistan, Iran, Bắc Hàn và một số quốc gia khác. Sự yếu kém của Hoa Kỳ tại Afghanistan đã tạo cơ hội cho kẻ thù gia tăng chống lại chúng ta. Và những kẻ khủng bố trên khắp thế giới được thúc đẩy đi vào đất nước của chúng ta một cách tự do qua biên giới Mexico.
“Ngoài ra, vấn đề giới lãnh đạo hàng đầu trong quân đội đòi hỏi đặt trọng tâm việc huấn luyện quân nhân liên quan đến “Sự Thức Tỉnh” là lý do cần phải từ chức. Huấn luyện về “Sự Thức Tỉnh” là cực kỳ nguy hiểm, chỉ gây ra chia rẽ, có hại cho sự đoàn kết, có hại cho sự sẵn sàng và khả năng chiến đấu. Trọng tâm duy nhất của quân đội là tồn tại để chiến đấu, để giành chiến thắng trong các cuộc chiến cho tổ quốc.”
Nhìn lại nguyên nhân gây ra cuộc thảm bại tại Afghanistan
Nhằm mục đích tìm hiểu về lý do “Tại sao Hoa Kỳ đã thất bại tại Afghanistan?” Tạp Chí Time đã phỏng vấn Giáo Sư Dominic Tierney, nhà nghiên cứu chính trị, tác giả của nhiều tài liệu chính trị, hiện là Khoa Trưởng của phân khoa Chính Trị Học tại trường Đại Học Swarthmore (tiểu bang Pennsylvania). Một vài điểm chính được ghi nhận như sau:
“Hoa Kỳ đã thua cuộc, cái giá phải trả là gần 2,500 quân nhân bị tử thương, hơn 20 ngàn người bị thương tích, cộng thêm phí tổn hàng ngàn tỷ dollars nhưng đã không đạt được gì và Taliban đã trở lại nắm quyền. Điều này là một thất bại lớn sẽ đi vào lịch sử và quân sử của Hoa Kỳ kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai (Thế Chiến II). Trước Thế Chiến II, Hoa Kỳ đã chiến thắng gần như tất cả các cuộc chiến lớn nhưng sau đó Hoa Kỳ hầu như không giành được bất kỳ chiến thắng lớn nào. Cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 được cho là thành công nhưng không rõ ràng là một chiến thắng. Hoa Kỳ thực sự đã bế tắc trong cuộc chiến với Bắc Hàn, tiếp theo là thảm bại tại Việt Nam. Có nhiều lý do giải thích cho sự thất bại nhưng điều quan trọng nhất là bản chất của chiến tranh đã thay đổi. Chúng tôi bắt đầu thấy ít cuộc chiến truyền thống cổ điển giữa các quốc gia, thay vào đó, gần như tất cả đều bắt nguồn từ nội chiến. Ba phần tư thế kỷ đã trôi qua, không hiểu sao các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ vẫn không nhìn ra vấn đề?
“Khi quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại một quốc gia khác, nơi có binh lính mặc quân phục trên chiến trường, Hoa Kỳ thường giành được chiến thắng. Nhưng trong các cuộc nội chiến thì phức tạp hơn và Hoa Kỳ đã thực sự gặp khó khăn. Trong Thế Chiến II, Hoa Kỳ đối diện với kẻ thù rõ ràng, nên đã giành đươc chiến thắng trên các mặt trận và cuộc chiến kết thúc bằng một sự đầu hàng của kẻ thù. Hiện nay những cuộc chiến tranh như Thế Chiến II đã không thực sự xảy ra nữa. Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn có những ảo tưởng cho rằng cuộc chiến sẽ diễn ra như trước đây và quan niệm rằng chiến thắng tại Afghanistan sẽ dễ thành công.”
Cuộc chiến tại Afghanistan đã bị thất bại về cả hai mặt quân sự và chính trị, thêm vào đó là sự kiêu ngạo, yếu kém của Joe Biden. Ông ta đã từng hống hách tuyên bố: “Quân đội Afghanistan sẽ không sụp đổ và Taliban có rất ít cơ hội chiếm đoạt được Afghanistan.” Thực tế là Taliban đã giành được chiến thắng mà hầu như không có đổ máu trong những ngày tàn của cuộc chiến.
Kim Nguyễn
August 31, 2021
Nhận Định Thời Cuộc
nguyenvanhieulibrary.info - Nguyễn Văn Hiếu Library Thư Viện 2021 - 2022 - 2023 Sitemap - Sitemap Vietnamwarsummit - Weblinks
Mail:nguyenvanhieulibrary.info;
Images | website template by ARaynorDesign