Bí Ẩn Quân Sử Việt: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu_Joe Biden và hai cuộc sụp đổ nhanh nhất lịch sử cận hiện đại (hay một cái nhìn khác về chiến tranh Việt Nam)
Xem 3k (25.09.2021_08.04.2022)
Nguyễn Văn Hiếu Thư Viện - Tháng 09 25, năm 2021 - MAGA 2022-2024-2028-2032
Những sự thật lịch sử không thể nào thay thế, thêm bớt được. Nhưng hãy lấy đó làm kinh nghiệm cho hậu thế.
Nguyễn Thành tổng hợp (Cập nhật ngày 08 tháng 04 năm 2022)
A/ Những Nguyên Nhân Gần Trong Cuộc Sụp Đỗ của Việt Nam Cộng Hòa (1974-1975):
1/ Trận Phước Long:
Ngày 30 tháng 10 năm 1974, khi cuộc hành quân của Quân đoàn 3, và một phần Quân đoàn 4 đánh vào khu Tam Giác Sắt ở Bình Dương (ở giai đoạn bốn) đang được tiến hành tốt đẹp đẩy dần những mối đe dọa đối với quân đoàn 3 cũng như thủ đô Sài Gòn, đột nhiên, tổng thống Thiệu thay đổi tư lịnh Quân đoàn 3 là Trung tướng Phạm Quốc Thuần thế vào là Trung tướng Dư Quốc Đống.
Việt cộng tấn công tỉnh lỵ Phước Long ngày 13 tháng 12 năm 1974 (và trước đó là Tây Ninh) để thăm dò phản ứng của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
Trung tướng Dư Quốc Đống, một tướng lãnh có tầm nhìn rộng rải đã tạo điều kiện cho Tướng Nguyễn Văn Hiếu phát huy trọn vẹn thiên tài quân sự trong những trận chiến cuối cùng của chiến tranh Việt Nam.
Tướng Đống đã bị Tổng thống Thiệu kềm chế tối đa trong trận Phước Long, vì đã tạo điều kiện cho Tướng Nguyễn Văn Hiếu phát huy trọn vẹn thiên tài quân sự. Đó cũng là lý do đưa đến sự thất thủ của Phước Long.
Tướng Đống khi về nắm tư lịnh Quân đoàn 3, trong tay vốn không có nhiều quân trừ bị. Hơn nữa một phần quân trừ bị đang ứng chiến ở Tây Ninh. Ông mong mỏi Tổng thống Thiệu, cũng như tướng Đặng Văn Quang điều động một phần Sư đoàn Dù đang án binh ở phía Bắc Đà Nẳng về tiếp ứng.
Thế nhưng đề nghị này đã không được ông Thiệu chấp nhận, cuối cùng ông ta phải miễn cưỡng tăng viện hai đại đội Biệt Cách 81 với quân số hai trăm năm mươi binh sĩ.
Theo lời của Đại Tá William Le Gro, sĩ quan trưởng Tình Báo Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, Thiệu đã xóa bỏ Phước Long khi tuyên bố rằng “Không có Dù và không chuyển Dù về kịp cho dù có muốn đi nữa.”
Đó là một trong những trận đánh mở màn cho sự sụp đổ hoàn toàn của Việt Nam Cộng Hòa. Trận đánh này bắt đầu từ ngày 13 tháng 12 năm 1974 kéo đài đến ngày 06 tháng 01 năm 1975. Phước Long thất thủ ngày 06 tháng 01 năm 1975, chỉ có 850 trong số 5.400 quân lính các binh chủng phòng thủ Phước Long về tới hậu cứ.
Sau khi Phước Long thất thủ, tướng Dư Quốc Đống từ chức. Tướng Nguyễn Văn Toàn được đề cử thay thế.
2/ Quyết định Cam Ranh 14 tháng 03 năm 1975:
Tổng thống Thiệu cùng các tướng Cao Văn Viện, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang quyết định rút bỏ Quân đoàn 2.
Ông Thiệu quyết định bỏ lại Cao Nguyên 100 ngàn quân dân hai tỉnh Pleiku, Kontum cùng gia đình binh sĩ.
Liên tỉnh lộ 7 được Thiếu tướng Phạm Văn Phú tư lịnh quân đoàn 2 đề nghị làm lộ trình rút quân và tổng thống Thiệu chấp thuận đề nghị này.
Lịnh triệt thoái từ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nhưng tướng Phú không hề được rộng tay chân để thực hiện cũng như xử dụng những nhân sự cần thiết và luôn bị cản trở bởi Bộ tổng tham mưu (cụ thể là Trung tướng Đồng Văn Khuyên).
Lịnh triệt thoái nêu trên cũng không được thông báo cho cấp quận trưởng, tỉnh trưởng.
Không một khẩu đại bác 175 ly, 155 ly, 105 ly, chiến xa M41, M48 nào qua được Liên tỉnh lộ 7, chỉ có 13 thiết vận xa M113 là về được tới Phú Yên trưa 25 tháng 03; Khoảng 20 ngàn binh sĩ tinh nhuệ thuộc các binh chủng Biệt Động Quân, Lữ đoàn 2 Thiết Kỵ, Liên đoàn 6 Công Binh Chiến Đấu, Lôi Hổ, Thám Kích, Trinh Sát, Sư đoàn 23 Bộ Binh, Sư đoàn 22 Bộ binh, đó là cần phải kể thêm đến các lực lượng Địa Phương Quân, Nghĩa Quân v.v...đã bị Việt cộng thảm sát, bị bắt làm tù binh. Ngoài ra còn mấy chục ngàn người dân vô tội đã chết dọc đường di tản từ Pleiku, Phú Bổn, Phú Yên.
Điểm đặc biệt là trong suốt cuộc triệt thoái Cao Nguyên này chỉ có Thiếu tướng Phạm Văn Phú cùng ban tham mưu quân đoàn tất tả ngược xuôi điều động cuộc triệt thoái. Các tướng lãnh trong hội đồng an ninh quốc gia từ Nguyễn Văn Thiệu, Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, cũng như trung tướng Đồng Văn Khuyên, tham mưu trưởng liên quân, không một người nào hiện diện tại chỗ để … quan sát.
Mãi đến ngày 29 tháng 03, sau khi 80 phần trăm chủ lực quân của quân đoàn 2 VNCH bị Việt cộng đánh tan nát, Trung tướng Đồng Văn Khuyên tham mưu trưởng liên quân mới gọi điện thoại hỏi ...để thăm tình hình chiến sự.
Điểm đặc biệt cần nói là tất cả lịnh rút quân, triệt thoái, hành quân đều từ Sài Gòn, phủ tổng thống, bộ tổng tham mưu ban hành. Tướng Phú tại mặt trận không có nhiều quyền hành để quyết định.
Trung tướng Phạm Quốc Thuần , một tướng lãnh tài ba đức độ đã góp phần tạo nên thiên tài quân sự tướng Nguyễn Văn Hiếu.
Tướng Phạm Quốc Thuần bị tổng thống Thiệu cách chức Tư lịnh Quân đoàn, đẩy đi làm Chỉ Huy Trưởng trường Hạ Sĩ Quan ở Nha Trang bởi nguyên nhân đã tạo điều kiện cho Tướng Hiếu được phát huy thiên tài quân sự trong trận chiến Svay-Riêng Đức-Huệ 1974.
Trong những ngày cuối cùng của quân đoàn 2, Trung tướng Phạm Quốc Thuần luôn sát cánh với tướng Phú trong việc điều động rút quân cũng như ước đoán tình hình chiến sự và cố vấn về chiến tranh tâm lý.
Ngày 01 tháng 04 năm 1975, thiếu tướng Phạm Văn Phú bị Trung tướng Đồng Văn Khuyên Bộ tổng tham mưu Quân Lực VNCH tước quyền tư lịnh.
Trung tướng Đồng Văn Khuyên Bộ tổng tham mưu Quân Lực VNCH tước quyền tư lịnh Tướng Phạm Văn Phú khi ông đang chỉ huy các cuộc hành quân triệt thoái của Quân Đoàn 2 vào tháng 3 năm 1975
Ngày 02 tháng 04, Tướng Nguyễn Văn Hiếu tư lịnh phó hành quân Quân đoàn 3 được đề cử làm Tư lịnh Tiền phương quân đoàn 3 và đã đến Lầu Ông Hoàng để nhận bàn giao phần còn lại của Quân đoàn 2 từ thiếu tướng Phú.
Sau đó, tướng Hiếu cũng đã bị đình chức Tư lịnh Tiền phương Quân đoàn 3 (lịnh từ tổng thống Thiệu), ông giao lại cho tướng Nguyễn Vĩnh Nghi. Tướng Nghi đóng bộ tư lịnh tiền phương tại Cam Ranh. Và ít lâu sau Cam Ranh cũng bị thất thủ.
3/ Lịnh rút bỏ quân đoàn 1:
Ở quân đoàn 1, Trung tướng Ngô Quang Trưởng được lịnh Tổng thống Thiệu rút bỏ Quảng Trị.
Tổng thống Thiệu thay đổi kế hoạch rút quân của tướng Trưởng là dùng Huế và Chu Lai làm căn cứ phòng thủ của quân đoàn 1, thay vào đó là bỏ Huế rút thẳng về Đà Nẳng.
Tướng Trưởng xin từ chức vì không thể thi hành lịnh rút lui như vậy, nhưng không được ông Thiệu chấp nhận.Tướng Ngô Quang Trưởng vì phải thi hành những mệnh lệnh mâu thuẫn cũng như gánh nặng rút quân cấp tốc đè lên vai, nên ông đã lâm vào tình trạng kiệt lực. Từ đó, cuộc hành quân rút lui của quân đoàn 1 đã vượt ngoài vòng kiểm soát của bộ tư lịnh quân đoàn.
Và lịnh bỏ Huế có hiệu lực ngày 23 tháng 3 năm 1975.
Tương tự như cuộc rút quân của quân đoàn 2 đều được tổng thống Thiệu sắp xếp, bắt buộc các tư lịnh quân đoàn 1, 2 phải thi hành một cách nhanh chóng nhất và chỉ trong ba ngày.
Trong lúc lịnh rút bỏ Huế được ban hành cho quân đoàn 1 thì trên đài phát thanh vẫn phát đi phát lại lời kêu gọi của tổng thống Thiệu phải tử thủ Huế.
Từ 14 đến 23.03.1975, lịnh rút bỏ quân đoàn 2, quân đoàn 1 của tổng thống Thiệu đã làm thiệt hại 50 phần trăm quân số, đa số là những đơn vị, binh chủng tinh nhuệ nhất của QLVNCH cùng với hàng ngàn tấn quân cụ quý giá bị bỏ lại trên đường rút quân; hàng chục ngàn người dân vô tội bị chết thảm trên Liên tỉnh lộ 7 cũng như ở bãi Tư Hiền, Thuận An, những nơi này trở thành biển máu, những vùng đất chết với xác dân, xác lính, xác chiến cụ đầy dẫy.
Việt cộng không tốn nhiều công sức cũng như nhờ lịnh rút quân nhanh chóng, vội vàng của tổng thống Thiệu mà đã chiếm được hai quân khu quan trọng của VNCH.
Cũng trong thời gian này Quốc hội Mỹ do đảng Dân Chủ kiểm soát, trong đó Joe Biden, Jerry Brown là hai nghị sĩ đã tích cực bác bỏ ngân sách 400 triệu Mỹ kim quân viện bổ túc cho VNCH cũng như ngăn cản không cho người Việt đến tiểu bang California để tỵ nạn và định cư.
4/ Quân đoàn 3, 4, và cuộc sụp đỗ hoàn toàn của Việt Nam Cộng Hòa:
Sau khi quân đoàn 1 và 2 tan rã Việt cộng có cơ hội áp sát Sài Gòn hơn nữa. Áp lực ngày càng nặng đè lên quân đoàn 3 của VNCH.
Ngày 06 tháng 04, tổng thống Thiệu triệu tướng Hiếu vào dinh Độc Lập để tham khảo tình hình.
Khi gặp ông Thiệu, tướng Hiếu đã cực lực chống đối việc rút bỏ quân đoàn 1 và 2, ông gọi đó là hành động nhượng đất cho cộng sản. Đồng thời còn đề nghị Việt Nam Cộng Hòa nên đầu hàng Cộng sản để tránh đổ máu vô ích khi quân đội không đủ súng đạn để chiến đấu.
Ngày 08 tháng 4 năm 1975, Việt cộng dùng F5 ném bom dinh Độc Lập.
Cũng trong ngày 08 tháng 4 này Tướng Nguyễn Văn Hiếu có cuộc họp bàn chiến sự lúc 8 giờ sáng tại Gò Dầu Hạ với Tướng Trần Quang Khôi, tư lịnh lực lượng xung kích Quân đoàn 3.
Tướng Nguyễn Văn Hiếu cũng đã chuẩn bị kế hoạch phản công bằng chiến xa cũng như trì hoãn chiến để duy trì phần còn lại của Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời ông cũng đang truy tìm mật thư cam kết của tổng thống Nixon với tổng thống Thiệu để làm áp lực quốc hội Mỹ chấp nhận quân viện bổ túc cho VNCH.
Sau khi họp bàn chiến sự xong, tướng Hiếu trở về bộ tư lịnh quân đoàn và bị thảm sát lúc 10 giờ 30 sáng. Hãng thông tấn UPI đưa tin tướng Hiếu có trách nhiệm phòng thủ Sài Gòn bị giết chết ngay tại văn phòng tư lịnh.
Sau khi tướng Hiếu bị giết, bộ tổng tham mưu Quân Lực VNCH truy thăng ông cấp bậc Trung tướng. Và trong tang lễ của tướng Hiếu, tổng thống Thiệu không hề tham dự.
Cũng trong ngày 08 tháng 04, trận Xuân Lộc bùng nổ, Chuẩn tướng Lê Minh Đảo chỉ huy và cùng Sư đoàn 18 bộ binh đã chiến đấu ngăn chận Việt cộng trong 12 ngày đêm liên tục.
20 tháng 4, Sư đoàn 18 bộ binh được lịnh rút khỏi Xuân Lộc về Biên Hòa. Và cuộc hành quân lui binh tiến hành có trật tự và kỷ luật.
Ngày 21 tháng 4, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn từ chức. Nội dung trách móc sự bội ước của Hoa Kỳ, đồng thời đổ trách nhiệm làm sụp đổ quân đoàn 2 lên đầu thiếu tướng Phạm Văn Phú.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn tuyên bố "tôi từ chức nhưng tôi không đào ngũ" và khẳng định rằng ông sẽ tái ngũ và tiếp tục chiến đấu trong vai trò một vị tướng "kề bên anh em chiến sĩ". Ông Thiệu trao quyền tổng thống lại cho Phó tổng thống Trần Văn Hương.
Hình Paris-Match số 1352 ngày 26-04-1975 chụp đại-tá Đặng-Phương-Thành sau chiến thắng Bến-Tranh (hàng chữ ghi chú bằng tiếng Pháp Le colonel Thanh défend le delta du Mékong nghĩa là Đại-tá Thành người bảo-vệ đồng-bằng sông Cửu-Long)
Những ngày cuối tháng 04 đã nổ ra trận chiến Bến Tranh ở Long An do đại tá Đặng Phương Thành chỉ huy trung đoàn 12 Sư đoàn 7 bộ binh đánh chận và tiêu diệt 1 trung đoàn Việt cộng, nhờ đó giữ vững được Quốc Lộ 4 trong thời gian dầu sôi lửa bỏng. Đại tá Đặng Phương Thành được báo Paris Match phỏng vấn ngay tại mặt trận. Ông cũng được tổng thống Trần Văn Hương ân thưởng Đệ ngũ đẳng bảo quốc huân chương.
Thiếu tướng Lê Minh Đảo
Tổng thống Trần Văn Hương, người có trách nhiệm trong cuộc đảo chánh đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa 1960-1963
Và trong những ngày cuối tháng 4, tướng Lê Minh Đảo được Tổng thống Trần Văn Hương vinh thăng Thiếu tướng.
Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm hai người có công với Việt cộng, hai lần giật sập đệ Nhất và đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa; đồng trách nhiệm trong quyết định Cam Ranh 14 tháng 03, làm sụp đỗ Quân Đoàn 2 đưa đến cuộc sụp đỗ hoàn toàn của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30 tháng 04 năm 1975
Ngày 25 tháng 4 năm 1975, ông Thiệu và Trần Thiện Khiêm (thủ tướng) âm thầm ra đi (sang Đài Loan theo sự đề cử của Tổng thống Hương phúng điếu tổng thống Tưởng Giới Thạch từ trần ngày 05 tháng 4) rời bỏ quân ngủ và quốc gia. Ngoài ra, một chi tiết khác cho biết ba vợ của Trần Thiện Khiêm là Việt cộng nằm vùng.
Cao Văn Viên, người đồng trách nhiệm trong quyết định Cam Ranh 14 tháng 03, làm sụp đỗ Quân Đoàn 2 đưa đến cuộc sụp đỗ hoàn toàn của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30 tháng 04 năm 1975. (Sources: Little Saigon TV)
Tướng Cao Văn Viên (tổng tham mưu trưởng) đào nhiệm rời Việt Nam ngày 28 tháng 4.
Nguyễn Văn Minh, nguyên tư lịnh quân đoàn 3 năm 1970, người từng vu oan giá họa cho Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu có âm mưu đảo chánh bằng chiến xa, để được Tổng thống Thiệu cử chức Tư lịnh quân đoàn, đồng thời đưa đến cuộc thảm sát tướng Hiếu ngày 08 tháng 4 năm 1975.
Ngày 27 tháng 4, Tướng Nguyễn Văn Minh (tư lịnh biệt khu thủ đô) đào nhiệm và cùng gia đình di tản khỏi VN. Sau đó dến Hoa Kỳ.
Thiếu tướng Lâm Văn Phát, một tướng lãnh anh hùng của Việt-Nam Cộng-Hòa
Thiếu tướng Lâm Văn Phát tiếp nhận tư lịnh biệt khu thủ đô quyết tâm chiến đấu cùng anh em binh sĩ. Sau 30 tháng 4 ông ở lại Việt Nam và đi tù cộng sản.
Tướng Nguyễn Văn Toàn, kẻ có trách nhiệm trong cuộc thảm sát tướng Hiếu ngày 08 tháng 4
Tướng Nguyễn Văn Toàn (quân đoàn 3) đào nhiệm rời Việt Nam ngày 29 tháng 4.
Đặng Văn Quang, người đồng trách nhiệm trong quyết định Cam Ranh 14 tháng 03, làm sụp đỗ Quân Đoàn 2 đưa đến cuộc sụp đỗ hoàn toàn của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30 tháng 04 năm 1975.
Tướng Đặng Văn Quang hội đồng an ninh quốc gia cũng rời Việt Nam vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975.
Vĩnh Lộc. Trận Pleimer 1965, tướng Nguyễn Văn Hiếu (lúc đó là Đại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2) là người có công lớn đưa đến chiến thắng nên được đề nghị thăng cấp chuẩn tướng tại mặt trận, thế nhưng tướng Vĩnh Lộc lại không làm như vậy...!
Trung tướng Vĩnh Lộc rời bộ Tổng Tham Mưu (thay thế đại tướng Cao Văn Viên) từ 6:00 giờ sáng ngày 30 tháng 04.
Dương Văn Minh, người có công với Việt cộng, hai lần giật sập đệ Nhất và đệ Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa.
Lúc 10 giờ 30 ngày 30 tháng 4, ông Dương Văn Minh (DVM) nhân danh tổng thống tuyên bố QLVNCH ngưng chiến đấu, bàn giao cho Việt cộng, chánh quyền giải tán từ trung ương đến địa phương.
Chuẩn tướng Trần Quang Khôi. Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu sau cuộc họp bàn chiến sự với tướng Khôi lúc 08 giờ sáng ngày 08 tháng 04 ở Gò Dầu Hạ, ông đã bị thảm sát, ám sát vào khoảng 10 giờ sau khi trở lại Bộ tư lịnh quân đoàn 3 ở Biên Hòa. Nội dung cuộc họp, sau hơn 45 năm vẫn còn là Bí Ẩn Quân Sử Việt lớn nhất, và đó có phải là nguyên nhân đưa đến cái chết của tướng Hiếu hay không. Câu trả lời vẫn còn chưa được giải đáp từ tướng Khôi.
Ngày 30 tháng 4, Chuẩn tướng Trần Quang Khôi cùng 15 ngàn binh sĩ thuộc Lực lượng xung kích quân đoàn 3 tiến về Sài Gòn từ Biên Hòa để giải vây thủ đô. Lực lượng của tướng Khôi cũng ngưng chiến đấu.
Thiếu tá 'Hổ Xám' Phạm Châu Tài; Phạm Châu Tài ở hải ngoại.
Thiếu tá Phạm Châu Tài chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy 3 Chiến Thuật của LĐ81/BCND nhận lãnh trách nhiệm phòng thủ tại bộ Tổng Tham Mưu và cùng binh sĩ bạn đánh chận Việt cộng từ lăng Cha Cả đến cổng bộ Tổng Tham Mưu. Sau khi DVM ra lịnh đầu hàng bàn giao cho Việt cộng, thiếu tá Tài tuyên bố cùng các chiến sĩ Biệt Cách, chúng ta “tan hàng“ nhưng không “đầu hàng“.
Đại Tá Phan Văn Huấn Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù
Cũng trong ngày này Đại Tá Lê Huấn cùng 2000 binh sĩ của Biệt Cách 81 cũng đã ngưng chiến đấu sau lịnh bàn giao của Dương Văn Minh cũng như không còn liên lạc được với bất cứ cấp trên nào.
Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ; Chuẩn tướng Trần Văn Hai; Thiếu tướng Phạm Văn Phú, những tướng lãnh anh hùng của Việt Nam Cộng Hòa
Các tướng lãnh Lê Nguyên Vỹ (sư đoàn 5), Trần Văn Hai (sư đoàn 7) đồng tuẫn-quốc, tuẫn-tiết trong ngày này.Thiếu tướng Phạm Văn Phú (quân đoàn 2) uống thuốc độc tự tử.
Trung tá Nguyễn Văn Long
Trung tá Nguyễn Văn Long, cảnh sát tư pháp tự vẫn ở dưới chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến.
Thiếu tá Trần Đình Tự và chín chiến hữu Biệt Động Quân khác là những anh hùng cuối cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Tiểu đoàn 38 Biệt Động Quân cùng Thiếu tá Trần Đình Tự chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Thiếu tá Trần Đình Tự cùng 9 chiến hữu khác bị Việt cộng bắt và tử hình ngay tại chỗ ngày 30 tháng 4.
Trận đánh sau cùng của các chiến sĩ Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30/04/1975 được ghi nhận qua ống kính của phóng viên ngoại quốc.
Le baroud d'honneur des derniers soldats de l'arméé du Sud
Ghi chú trong hình: Huy chương danh dự dành cho những chiến sĩ cuối cùng của Quân đội Nam Việt Nam
Một trong những đơn vị còn tiếp tục chiến đấu sau 30 tháng 4 đó là các Biệt đội 1 của Trung-úy Trần Bá Long, thứ nhì là Biệt đội 2 của Trung-úy La Cao, thứ ba là Biệt đội 4 của Trung-úy Nguyễn Văn Quý thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Các đơn vị này đã làm quân Việt cộng khiếp vía khi họ tấn công vào các mật khu ở rừng Tân-Uyên, Biên-Hòa.
Vào ngày 02-05-75, trước khi giải tán họ dự định bơi qua sông Đồng-Nai để đánh trận chót với Việt cộng. Không may vừa đến bờ sông đã bị bao vây và bị bắt. Kẻ thù đã xử bắn tập thể mười tám chiến sĩ này. Khí phách hiên ngang của họ khiến kẻ thù phải thất kinh hồn vía.
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, một tướng lãnh anh hùng của Việt-Nam Cộng-Hòa
Vùng 4 chiến thuật Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam đã chuẩn bị sẳn kế hoạch chiến đấu để duy trì phần lãnh thổ còn lại của Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên kế hoạch lại bất thành vì Hải quân vùng 4 di tản trước khi lịnh hành quân được phát động, đồng thời nhiều cấp chỉ huy quân đội khác cũng tự động di tản.
Thiếu tướng Lê Văn Hưng, một tướng lãnh anh hùng của Việt-Nam Cộng-Hòa
Kế hoạch chiến đấu để Việt Nam Cộng Hòa được tồn tại bị thất bại, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tư lịnh, Thiếu tướng Lê Văn Hưng tư lịnh phó tuẫn-quốc ngày 30 tháng 4 và 01 tháng 5 năm 1975.
Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, một anh hùng của Việt-Nam Cộng-Hòa
Đại tá Hồ Ngọc Cẩn tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện, quyết tâm tiếp tục chiến đấu, nhưng bị nội phản và Việt cộng bắt được ông. Tháng 08 năm 1975, Việt cộng đem ông ra tử hình ở Cần Thơ.
Hậu quả cuộc sụp đỗ của Việt Nam Cộng Hòa:
1/ Một triệu quân cán chính VNCH bị Việt cộng bắt làm tù nhân chính trị;
2/ Hai trăm năm mươi ngàn tù nhân chính trị VNCH bị chết trong các nhà tù cộng sản;
3/ Hơn năm trăm ngàn người dân Việt bị chết trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do ở các nước lân bang.
4/ Việt Nam chính thức lệ thuộc Trung cộng. v.v...
Trang Wikipedia của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có ghi, trích: “Nguyễn Văn Thiệu ban đầu gia nhập lực lượng Việt Minh do Hồ chí Minh lãnh đạo vào năm 1945, song đã đào ngũ và tìm đường vào Sài Gòn sau đó một năm-ngưng trích- Wikipedia Nguyễn Văn Thiệu
Ngoài ra, trích “Năm 1992, ông đã lên tiếng tố cáo sự xích lại gần nhau giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng ít lâu sau ông lại có ý muốn tham gia vào các cuộc thảo luận hòa giải dân tộc, nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng kiều bào có cơ hội trở về nước“-ngưng trích- Wikipedia Nguyễn Văn Thiệu.
Ngày 21.09.2021
Nguyễn Thành tổng hợp.
(Các nguồn tham khảo: Cuộc triệt thoái Cao Nguyên 1975, Phạm Huấn; Hai mặt trận tại Bình Dương, Nguyễn Văn Tín; Trận Phước Long, Nguyễn Văn Tín; Bí Ẩn Quân Sử Việt: Thư không niêm gởi Chuẩn tướng Trần Quang Khôi; Danh nhân quân sự Đặng Phương Thành; Danh nhân quân sự Trần Đình Tự; Quân Sử Biệt Cách 81; Quân Sử Sư đoàn 18 Bộ binh; Wikipedia Nguyễn Văn Thiệu).
***
(Audio)Sài Gòn 75 - Kabul 21, sự thối nát chính trị và thân phận người lính
Giọng đọc Trần Nhật Phong( Source Youtube Phong Tran)
nguyenvanhieulibrary.info - Nguyễn Văn Hiếu Library Thư Viện 2021 - 2022 - 2023 Sitemap - Sitemap Vietnamwarsummit - Weblinks
Mail:nguyenvanhieulibrary.info;
Images | website template by ARaynorDesign