Quân-sử sư-đoàn 1 Bộ-Binh
http://www.nguyenvanhieulibrary.info/military_history/quansuvietnam_sudoan1bobinhvnch.html
Là Chiến-Sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa,
Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.
Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.
Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.
Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.
Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.
Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.
---------------
Phạm Huấn; Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc; Wikipedia
Sư đoàn 1 Bộ binh là một đơn vị thiện chiến của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, được thành lập năm 1959 và gác súng năm 1975. Đây là một đơn vị quân đội lớn, từng tham dự nhiều trận quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam, lập được nhiều thành tích, và là sư đoàn bộ binh đầu tiên mà tất cả quân nhân được mang dây biểu chương ba màu của Bảo Quốc Huân Chương. Đặc biệt, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 1 của sư đoàn là đơn vị duy nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhận Presdential Unit Citation của Hoa Kỳ vì thành tích chiến đấu dũng cảm. [1]
Năm 1959, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) tái tổ chức các sư đoàn dã chiến 1, 2, 3, 4 và 6 sư đoàn khinh chiến 11, 12, 13, 14, 15, 16 thuộc quân đội Quốc gia Việt Nam thành 7 sư đoàn bộ binh, gồm Sư đoàn 1, Sư đoàn 2, Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 21, Sư đoàn 22 và Sư đoàn 23 Bộ binh. Mỗi sư đoàn với quân số 10.500 quân nhân. [2]
Sư đoàn 1 Bộ binh đặt bộ tư lệnh tại Huế, thuộc Quân đoàn I, Quân khu I, và gồm có các đơn vị trực thuộc: Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, ba trung đoàn bộ binh tác chiến (Trung đoàn 1, 3, 51 và 54), Đại đội Hắc Báo Trinh sát/Viễn thám Sư đoàn 1 Bộ binh, Thiết đoàn 7/Lữ đoàn 1 Kỵ binh, ba tiểu đoàn pháo binh 105 mm, một tiểu đoàn pháo binh 155 mm và một số đơn vị yểm trợ: Đại đội 101 Quân cảnh, Tiểu đoàn Quân Y Sư đoàn 1 Bộ binh, Tiểu đoàn 1 Công binh, và các đơn vị truyền tin, vận tải, quân cụ, quân nhu. [3]
Những ngày tháng cuối ...
Tháng 3 năm 1975, Sư đoàn 1 Bộ binh, Liên đoàn 15 Biệt động quân, các Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến, cũng như Chi đội Thiết vận xa thuộc Lữ đoàn 1 Thiết Kỵ tăng phái chịu trách nhiệm bảo vệ hướng Tây và Nam tỉnh Thừa Thiên.
Tối ngày 23/03/1975, Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm tư lịnh Sư đoàn 1 Bộ Binh họp BTL và và ban hành lịnh rút quân của Quân Đoàn I. Và lịnh rút quân được ban hành rất ngắn gọn. Theo kế hoạch, Sư đoàn 1 Bộ binh cùng các đơn vị phụ thuộc sẽ tập hợp tại cửa Tư Hiền, vượt đầm Cầu Hai, qua đèo Hải Vân rồi theo Quốc lộ 1 về Đà Nẵng. Binh sĩ được lịnh bỏ lại những đồ vật kềnh càng, mang theo 7 ngày lương thực và đạn dược đầy đủ để chiến đấu dọc đường.
Sau khi Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh SĐ 1 BB, tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn trong căn cứ Giạ Lê phổ biến lệnh rút quân khỏi Huế, thì một giờ sau đó, cảnh tượng hỗn loạn đã diễn ra tại Bộ Chỉ huy của các đơn vị trực thuộc.
Sáng ngày 24/03/1975, Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm bay chỉ huy cuộc rút quân bằng trực thăng nhưng bị trúng đạn việt cộng, một trực thăng khác của Sư đoàn Thủy quân Lục Chiến đã đáp xuống tiếp cứu ông và đưa về Đà Nẳng. Ông được ghi nhận mất tích kể từ ngày 29/03/1975.
Vị tư lịnh bị mất tích, hệ thống liên lạc giữa Quân đoàn và Sư đoàn hoàn toàn mất liên lạc và đưa tới sự thất bại cuộc rút quân của Sư đoàn 1 Bộ Binh.
Ngày 24 tháng 3 năm 1975, Sư đoàn 324B và Sư đoàn 325 của Quân đội Nhân dân Việt cộng , cùng Trung đoàn Trị Thiên biệt lập, đồng loạt tấn công dọc theo tuyến phòng thủ sông Bồ kéo dài đến Phú Lộc. Tại các trận tuyến Mõ Tàu, núi Bông và các cao điểm nơi có mặt Trung đoàn 1, 51, 54 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh, giao tranh xảy ra quyết liệt và gây thiệt hại nặng cho các đơn vị tấn công.
Con đường duy nhất dẫn về Phú Lộc, An Nông, Phú Bài... đã bị việt cộng phục kích và nã súng xối xả vào đoàn quân triệt thoái và gây thiệt hại nặng nề cho quân ta. Và hai Trung đoàn của Sư đoàn 1 Bộ Binh đã tan hàng vào các ngày 24 và 25 tháng 3 năm 1975.
Các tiểu đoàn khác của các Trung đoàn 1, 3, 51 và 54 BB và các đơn vị thống thuộc như Thiết giáp, Pháo Binh, cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Khi về đến cửa Tư Hiền, Duyên đoàn 13 Hải quân chịu trách nhiệm đưa quân qua sông bị khó khăn và không làm tròn trọng trách đó. Binh sĩ Sư đoàn 1 Bộ Binh một số được tàu Hải Quân chở, một số khác mở đường máu ven theo Quốc lộ 1 hoặc ven theo biển, phần lớn đã hy sinh trên đường rút quân. Và chỉ có khoảng 4.000 quân nhân về được đến Đà Nẵng.
Các vị tư lệnh sư đoàn:
Đại tá Lê Văn Nghiêm 15/01/1955 - 15/12/1955
Đại tá Nguyễn Khánh 15/12/1955 - 14/08/1957
Đại tá Tôn Thất Đính 14/08/1957 - 09/08/1958
Đại tá Nguyễn Văn Chuân 09/08/1958 - 30/07/1959
Đại tá Tôn Thất Xứng 30/07/1959 - 02/12/1960
Đại tá Nguyễn Đức Thắng 02/12/1960 - 01/10/1961
Đại tá Nguyễn Văn Thiệu 01/10/1961 - 08.12/1962
Đại tá Đỗ Cao Trí 08/12/1962 - 22/11/1963
Đại tá Nguyễn Văn Hiếu 22/11/1963 - 12/12/1963
Đại tá Trần Thanh Phong 12/12/1963 - 19/02/1964
Đại tá Nguyễn Chánh Thi 19/02/1964 - 21/10/1964
Đại tá Nguyễn Văn Chuân 21/10/1964 - 14/03/1966
Chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận 14/03/1966 - 18/16/1966
Thiếu tướng Ngô Quang Trưởng 18/16/1966 - 23/08/1970
Thiếu tướng Phạm Văn Phú 23/08/1970 - 12/11/1972
Chuẩn tướng Lê Văn Thân 12/11/1972 - 31/10/1973
Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm 31/10/1973 - 29/03/1975
Các trận đánh tiêu biểu
Chiến dịch Pegasus (1968)
Trận Mậu Thân (1968)
Trận Lam Sơn 719 (1971)
Trận Mùa Hè Đỏ Lửa - phòng tuyến Tây Nam Huế (1972)
Nguồn: Wikipedia; Những uất hận trong trận chiến mất nước 1975 - Phạm-Huấn; Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc hiệu- đính
vnmilitaryhistory.info
***
nguyenvanhieulibrary.info - Nguyễn Văn Hiếu Library Thư Viện 2021 - 2022 - 2023 Sitemap - Sitemap Vietnamwarsummit - Weblinks
Mail:nguyenvanhieulibrary.info;
Images | website template by ARaynorDesign