Quân-sử sư-đoàn 9 Bộ-Binh Việt-Nam Cộng-Hòa
http://www.nguyenvanhieulibrary.info/military_history/quansuvietnam_sudoan9bobinhvnch.html
Là Chiến-Sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa,
Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.
Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.
Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.
Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.
Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.
Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.
---------------
Bài Hùng Ca Tên Thép
Nguyễn-Phùng
Sư Ðoàn 9 Bộ Binh (BB) được thành lập vào ngày 9 tháng 1 năm 1962 tại Qui Nhơn. Bộ Tư lệnh đầu tiên đồn trú tại căn cứ Bà Gị Trách nhiệm chính của Sư Ðoàn bấy giờ là bảo vệ an ninh lãnh thổ vùng bắc Bình Ðịnh từ đèo Mang Giang, Phù Cũ đến Tam Quan, Bồng Sơn. Vị tư lệnh đầu tiên của Sư Ðoàn là Trung Tá Bùi Dzinh. Các vị tư lệnh kế tiếp là Ðại Tá Ðoàn Văn Quảng, Thiếu Tướng Vĩnh Lộc, Chuẩn Tướng Lâm Quang Thi, Thiếu Tướng Trần Bá Di và vị Tư Lệnh cuối cùng là Chuẩn Tướng Hoàng Văn Lạc.
Không lâu sau ngày thành lập, Sư Ðoàn 9 Bộ Binh được di chuyển về vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Tư Lệnh đồn trú tại Sa Ðéc. Trong biến cố 1 tháng 11 năm 1963, Sư Ðoàn 9 BB là đơn vị duy nhất đưa quân về tiếp cứu Sài Gòn nhưng đã thất bại vì bị chận lại ở bên này bến bắc Mỹ Thuận.
Mùa hè năm 1972, hậu cứ Sư Ðoàn được dời về phi trường Vĩnh Long do quân đội Hoa Kỳ bàn giaọ Lực lượng cơ hữu của Sư Ðoàn 9 Bộ Binh gồm có:
- Các Trung Ðoàn 14, 15 và 16 Bộ Binh. Trung Ðoàn 14 có hậu cứ tại Vĩnh Bình, Trung Ðoàn 15 tại Sa Ðéc, Trung Ðoàn 16 tại Vĩnh Long.
- Các Tiểu Ðoàn Pháo Binh 90, 91, 92 và 93.
- Thiết Ðoàn 2 Kỵ Binh.
- Các Tiểu Ðoàn 9 Quân Y, Tiểu Ðoàn 9 Truyền tin, Tiểu Ðoàn 9 Công Binh và Tiểu Ðoàn 9 Tiếp Vận.
- Các Ðại Ðội Vận Tải, Công Vụ và Trinh Sát 9.
Từ năm 1964 đến năm 1970, Sư Ðoàn 9 BB chịu trách nhiệm Khu 44 Chiến Thuật, gồm các tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang và Sa Ðéc. Sau năm 1970, Sư Ðoàn 9 BB không còn chịu trách nhiệm lãnh thổ nữa mà trở thành lực lượng cơ động nòng cốt của Quân Ðoàn 4.
Các chiến thắng mang lại tiếng tăm cho Sư Ðoàn 9 BB gồm: Các cuộc hành quân tại vùng Lưỡi Câu, Mõ Vẹt nằm sát biên giới Việt Miên vào cuối năm 1969 và đầu năm 1970. Các cuộc hành quân càn quét hậu cần của cộng quân tại mật khu Ba Thu, triệt đường chuyển quân và tiếp vận của chúng cho Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt (CSBV), mưu toan xâm nhập đồng bằng sông Cửu Long.
Ðồng thời trong năm 1970, Sư Ðoàn 9 BB là một trong những đại đơn vị đem quân đánh tận ổ cộng quân ngay trên lãnh thổ Cam Bốt, khiến suốt một giải hai bên bờ biên giới từ Hà Tiên, Kiên Giang đến sát lãnh thổ của Quân Khu 3, an ninh lãnh thổ được hoàn toàn bảo đảm.
Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972, Trung Ðoàn 15 thuộc Sư Ðoàn 9 BB được vinh dự tăng phái cho lực lượng giải tỏa An Lộc và là một trong những đơn vị đã bắt tay với đơn vị tử thủ của Tướng Lê Văn Hưng. Người hùng chỉ huy Trung Ðoàn 15 này là Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, người đã anh dũng chống trả lại quân cộng sản tại Chương Thiện đến viên đạn cuối cùng sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975.
Chiến trường vùng đồng bằng sông Cửu Long vào những ngày gần cuối cuộc chiến thật yên tĩnh vì cộng quân đại bại ở khắp nơi trên lãnh thổ Quân Khu 4. Vùng cửa sông Cửu Long do Sư Ðoàn 7 BB làm chủ tình hình. Vùng miệt Cà Mau, U Minh, Chương Thiện do các chiến sĩ Sư Ðoàn 21 mở những cuộc hành quân liên tiếp. Riêng mặt trận vùng tây bắc Quân Khu 4, sát biên giới Việt Miên như Kiến Phong, Kiến Tường thì các chiến sĩ Sư Ðoàn 9 BB đang trên đà chiến thắng.
Vào cuối năm 1974 và đầu năm 1975, Trung Ðoàn 14 Bộ Binh do Ðại Tá Lê Trung Thành làm trung đoàn trưởng đã thu được một chiến thắng lẫy lừng tại vùng Ðồng Tháp Mười, đánh tan tác một trung đoàn địch, tịch thu rất nhiều vũ khí cá nhân và cộng đồng đủ loại, đồng thời phá hủy và tịch thu một số lượng lớn lương thực, lúa gạo của chúng. Sau chiến thắng này, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Bộ Tổng Tham Mưu đã dùng trực thăng xuống tận trận địa thuộc quận lỵ Mỹ An nằm sâu trong vùng Tháp Mười để quan sát chiến trường và ủy lạo tinh thần anh em chiến sĩ.
Trước tháng 4 năm 75 không xa, một đơn vị khác của Sư Ðoàn 9 BB cũng đã đột nhập một mật khu khác của cộng quân tại vùng Mộc Hóa, Kiến Tường, khám phá và tịch thu một hầm chôn dấu vũ khí khổng lồ của chúng với hàng ngàn súng đạn đủ loại còn mới tinh nằm trong bọc giấy dầu chưa khui, mang nhãn hiệu Trung Cộng, Nga cộng và các nước Cộng Sản Ðông Âu.
Trước tình hình biến chuyển bất lợi ở Quân Khu 1, Quân Khu 2 và một số nơi ở Quân Khu 3, các chiến sĩ Sư Ðoàn 9 BB vẫn can trường giữ vững tay súng, bảo vệ an ninh tuyệt đối cho đồng bào miền Tâỵ Quốc Lộ 4, con đường huyết mạch vẫn nhộn nhịp xe cộ như thuở thái bình. Khu vực hoạt động của Sư Ðoàn 9 BB lúc này trải rộng từ Kiên Giang (Rạch Giá), Châu Ðốc, Kiến Phong (Cao Lãnh, Ðồng Tháp Mười), Kiến Tường (Mộc Hóa) đến Ðịnh Tường (Mỹ Tho). Ngoài hậu cứ chính tại phi trường Vĩnh Long (Trại Nguyễn Viết Thanh), sư đoàn còn một Bộ Chỉ Huy nhẹ tại Mộc Hóa và một Bộ Tư Lệnh hành quân tại Mỹ Tho.
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 75, mặc dù Tổng Thống Dương Văn Minh đã ra lệnh trên đài phát thanh Sài Gòn là tất cả chiến sĩ VNCH phải buông súng đầu hàng, Quân Khu 4 vẫn yên lặng vì Quân Ðoàn 4 chưa tỏ thái độ. Trên không phận Vĩnh Long, đây đó vài chiếc trực thăng và máy bay nhẹ không biết từ đâu tới đảo lượn vài vòng rồi lại nhằm hướng khác bay đi như vào nơi vô định.
Trong khi đó, các chiến sĩ Sư Ðoàn 9 BB, một mặt thiêu hủy những tài liệu mật quan trọng, mặt khác vẫn giữ chặt tay súng trên hầu hết các mặt trận xung yếu, đặc biệt là chận đứng mưu toan của cộng quân nhằm cắt đứt Quốc Lộ 4 tại Tân An.
Trước đó, vào đêm 29 tháng 4, cộng quân pháo kích vào phi trường Vĩnh Long, hậu cứ của Sư Ðoàn 9 BB, nhưng bị các khẩu đội pháo 105 và 155 ly của SD khóa họng tức thi`. Chiều tối và suốt đêm 30-4, tại Bộ Chỉ Huy tiền phương ở Mỹ Tho, Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc vẫn túc trực tại Trung Tâm Hành Quân để theo dõi tình hình và chỉ huy các đơn vị trực thuộc sẵn sàng phản công địch khi cần, dù đã có bóng vài tên cộng quân lảng vảng trong thành phố và dù chúng đã bắt liên lạc được với tần số truyền tin của ta và kêu gọi đầu hàng. Ðến rạng sáng ngày 1 tháng 5 thì liên lạc với Quân Ðoàn 4 bị gián đoạn hẳn (đó là lúc các tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng đã tự sát). Tiếp đó thì liên lạc vô tuyến và điện thoại giữa Bộ Chỉ Huy Tiền Phương với hậu cứ cùng các đơn vị cơ hữu trực thuộc cũng bị gián đoạn. Ðây là giây phút đau lòng nhất cho các chiến sĩ Quân Ðoàn 4/Quân Khu 4 nói chung và Sư Ðoàn 9 Bộ Binh nói riêng vì bỗng dưng không đánh mà tan. Có thể nói, suốt 13 năm từ ngày thành lập năm 1962 đến ngày này, vinh nhục đều đã trải qua, nhưng chưa lần nào một đại đơn vị như SÐ9BB lại lâm vào một tình huống bi thảm như thế
Tại Bộ Tư lệnh tiền phương, Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc đã an ủi chia tay các chiến hữu và ông đã ở lại đơn vị đến giây phút cuối cùng. Tại hậu cứ Vĩnh Long, mãi đến 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5 mới có một toán du kích chừng sáu bảy tên ăn mặc lượm thượm, với vài ba cây súng di chuyển bằng xe lam ba bánh ngơ ngác vào giữ cổng trại Nguyễn Viết Thanh, lặng lẽ nhìn cho đến người lính Sư Ðoàn 9 Bộ Binh cuối cùng rời đơn vi..
Nguyễn-Phùng
vnmilitaryhistory.info
***
nguyenvanhieulibrary.info - Nguyễn Văn Hiếu Library Thư Viện 2021 - 2022 - 2023 Sitemap - Sitemap Vietnamwarsummit - Weblinks
Mail:nguyenvanhieulibrary.info;
Images | website template by ARaynorDesign