Quân Sử Việt Nam_Tướng Nguyễn Văn Hiếu Library Thư Viện
- Home
- Nguyễn Văn Hiếu binh thư
- Thư Viện Lịch Sử Quân Sử VN
Đối Chiếu Tướng Georges Patton Và Tướng Hiếu bài 1
http://www.generalhieu.info/nguyenvanhieubinhthu/generalpatton_generalhieu.html
Đối Chiếu Tướng Georges Patton Và Tướng Hiếu bài 2
http://www.generalhieu.info/nguyenvanhieubinhthu/generalpatton_generalhieu2.html
Trung tướng George S. Patton (Tư lịnh Thiết kỵ Quân đoàn 3 Quân đội Hoa-Kỳ); Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu (Tư lịnh phó Hành Quân Quân đoàn 3 Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa);
Ai nấy đều biết tiếng Tướng George S. Patton, Jr., old blood and guts, một chỉ huy trưởng chiến xa của Third Army xông xáo như vũ bão và luôn miệng chửi thề, với hai khẩu súng rouleau đeo hai bên hông, và là vị tướng lãnh thắng nhiều trận nhất trong Đệ Nhị Thế Chiến. Ông đã được thần tượng hóa, một vị anh hùng đối với dân tộc Mỹ và đã là đề tài của một cuốn phim Hollywood vĩ đại khét tiếng do tài tử George C. Scott thủ vai chính.
Vậy mà ít người, cho đến mới đây, biết đến một nhân vật đối đẳng trầm lặng tại phía trời Đông Nam Á, một nhà ái quốc Việt Nam, và là một anh hùng vô danh của QLVNCH, Tướng Nguyễn Văn Hiếu.
Ai cũng phải nhìn nhận Patton là vị tướng lãnh giỏi nhất của Đệ Nhị Thế Chiến và không chừng của thời kỳ cận đại -- ít nhất là về mặt hiểu biết và thành đạt. Tuy hòa nhã với các đồng nghiệp, trầm lặng và kín đáo trong tư tưởng, Tướng Hiếu hẳn là một chiến lược gia lỗi lạc nhất trong phần đất phía nam của Vùng Phi Quân Sự (tuy ông đã ít được trọng dụng) và là một tướng lãnh đáng tin cậy nhất trong số các tướng lãnh từng chiến đấu trong Trận Chiến Việt Nam.
Tướng Hiếu và Tướng Patton: một người ai cũng biết tới, và người kia ẩn dật, thoạt trông có vẻ khác nhau một trời một vực trong phong cách lãnh đạo. Tại điểm này Đông Tây không giao nhau. Tuy vậy khi xét kỹ, hai vị sĩ quan đầy khả năng này lại rất giống nhau trong cung cách chỉ huy. Những nét tương trùng giữa hai chiến sĩ này lộ liễu đến độ có thể cho là Tướng Hiếu đã phải đọc qua, học hỏi và nằm lòng cuốn sách của Patton.
Tướng Patton luôn ham học hỏi nghệ thuật chiến tranh, có một tầm hiểu biết rộng rãi vượt bực về lịch sử các cuộc chiến, một hiểu biết quán xuyến về đường lối và suy tính của địch, và một am tường trực giác, trọn vẹn, vô song địch, về đường xá, sông ngạch và địa thế (cũ cũng như mới) nơi sẽ xảy ra trận chiến.
Về phần kia, Tướng Hiếu trầm lặng đương khi suy tính nhưng lại sắc bén khi thi hành. Tướng Hiếu là một sĩ quan tham mưu giỏi, nắm vững về mặt xử dụng bản đồ và về mặt thuyết trình quân sự, đồng thời tác chiến toàn hảo ngoài mặt trận, thành thạo nhiều ngôn ngữ, đối đáp suông sẻ với các đồng minh, thấu đáo trên bình diện tổng quát đồng thời nắm vững các tiểu tiết, và hiểu rộng về mặt kỹ thuật.
Cả hai tin tưởng vào lòng trung tín của quân sĩ, đặc biệt là từ trên xuống dưới.
"Sự trung tín từ dưới lên trên được người ta nói đến nhiều," Tướng Patton viết, và sự cần thiết của lính tráng vâng lệnh các sĩ quan. Nhưng: "Sự trung tín từ trên xuống dưới cần thiết hơn nhiều và không mấy thịnh hành." (346)1
Tướng Hiếu đã nếm kinh nghiệm của sự thật chua cay này rất nhiều lần trong đời binh nghiệp của mình trong cuộc chiến Việt Nam trải qua các thập niên 1950, 1960 và 1970.
Tại Sàigòn, thủ đô miền Nam dọc theo sông Cửu Long nơi chằng chịt các giây nhợ quyền bính chính quyền, bất luận ai nắm phần nhiệm bảo vệ quân sự, hình như là luôn luôn thấy đây đó những phe cánh và những thăng trật dựa nhiều vào tính chất bè phái chính trị hơn là vào khả năng cá nhân đích thực. Tình trạng này khiến cho những kẻ kém khả năng lại leo lên chóp đỉnh chỉ huy lãnh đạo của QLVNCH dựa trên căn bản phe đảng. Đó chính là môi trường binh nghiệp của một sĩ quan trong QLVNCH đặc biệt là sau vụ ám hại Tổng Thống Diệm và tiếp đó là bước thăng tiến cuồng điên của nhóm "Tướng Trẻ" đạp đổ "dân chủ" tạo nên hiện tượng các cấp đại tá tranh dành và âm mưu với các cấp tướng để tước đoạt khỏi tay nhóm kỳ cựu thâm niên các địa vị chính trị đầu não trong chính phủ.
Tuy nhiên Tướng Hiếu thì tuyệt đối phi chính trị -- giống như Tướng Patton dưới nhiều phương diện là mẫu mực của Tướng Hiếu -- tất cả tâm trí và nghị lực đều tập trung vào kiện toàn tài năng về chiến cụ và chu toàn trách vụ quân sự cách hoàn hảo. Một trong những đặc điểm trội vượt của Tướng Hiếu trong phương vị một tướng lãnh và một quân nhân là tinh thần phục vụ cách thanh liêm bất luận đối với giới cao cấp và giới hạ cấp, đối với hàng tướng lãnh hay hàng quân sĩ. Tướng Hiếu thật là xuất chúng trong lãnh vực này.
Cũng như Tướng Robert E. Lee chỉ thuần mang lon đại tá trong suốt cuộc chiến nội chiến Mỹ và ăn thức ăn của binh sĩ thấp kém nhất, Tướng Hiếu không bao giờ dành phần hơn cho mình về mặt thực phẩm hay về mặt bất cứ vật dụng nào khác. Không ai có thể mua chuộc Tướng Hiểu được.
Trong chiến thắng cũng như khi triệt thoái quân, Tướng Hiếu luôn hiện diện tại những nơi cần thiết, đúng giờ đúng lúc, và trong tinh thần chiến đấu. Không bao giờ Tướng Hiếu để cho binh sĩ mình phải dấn thân vào hiểm nguy mà không có một kế hoạch hoàn bị hay có cơ may chiến đấu thành công.
Khi nắm chức Thứ Trưởng Bài Trừ Tham Nhũng, Tướng Hiếu không ngần ngại đeo đuổi quân gian đến tận cội nguồn ở tầng lớp cao nhất, cho dù làm như vậy có thể nguy hại đến binh nghiệp hay ngay cả đến tính mạng.
Tướng Hiếu là một sĩ quan ngoại hạng, một gương mẫu tuyệt hảo, vì Tướng Hiếu vừa tài giỏi lại thanh liêm, vừa từ tốn nhưng lại hữu hiệu về mặt chiến lược và chiến thuật, và luôn luôn trung tín trong thực hành.
Những người ái quốc Việt Nam Cộng Hòa có quyền hãnh diện về Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu.
Tất cả mọi chiến sĩ chân chính đều phải nể vì Tướng Hiếu.
Một Con Người Kỷ Luật
Trong thuật chiến tranh, điều quan trọng là duy trì kỷ luật và tinh thần đồng đội trong mọi lúc. Địch chắc chắn sẽ lợi dụng khi thấy quân lính sa sút tinh thần chiến đấu.
Tướng Hiếu, trong vai trò tư lệnh một sư đoàn tác chiến, là một gương sáng chói của một chiến sĩ đầy kỷ luật. Tướng Hiếu phát lộ những đặc tính lãnh đạo và tiêm nhiễm tinh thần đồng đội chi binh trong các chiến binh. Tướng Hiếu luôn quan tâm đến các chi tiết trong các lãnh vực quân phục và xử dụng chiến cụ cũng như học hỏi mọi loại súng ống.
Tướng Patton, một chiến sĩ kỳ cựu gan dạ, một tư lệnh Quân Đội của Đệ Nhị Thế Chiến, thấu hiểu hơn ai hết sự cần thiết đến những chiến binh triệt để kỷ luật. Khi bàn tới sự cần thiết của kỷ luật để thắng trận, Tướng Patton nhận xét trong cuốn, War as I Knew It, rằng "Chỉ có một loại kỷ luật -- Kỷ Luật Trọn Hảo -- Con người không thể có một kỷ luật chiến đấu tốt hảo và một kỷ luật hành chánh tồi bại cùng một lúc."
"Kỷ luật," Tướng Patton viết, "trong quân đội dựa trên sự kiêu hãnh vào sự chú tâm tỉ mỉ đến các tiểu tiết, và trên sự kính trọng và tin tưởng hỗ tương. Kỷ luật phải trở thành một thói quen ăn xâu vào tâm can đến độ mạnh mẽ hơn là sự kích thích của trận chiến hay sự sợ hãi của sự chết." (378)
"Chỉ có thể đạo đạt được kỷ luật khi tất cả các sĩ quan bị thấm nhuần bởi ý thức bổn phận to tát của họ đối với các thuộc cấp và đối với tổ quốc đến độ họ không thể chấp nhận thái độ ơ hờ. Sĩ quan nào sao nhãng việc sửa sai các lỗi lầm và khen ngợi hành vi tốt trở nên vô dụng trong thời bình và nguy hiểm trong thời chiến."
"Các sĩ quan phải tỏ oai quyền qua gương sáng và tiếng nói. Họ phải trổi vượt trong lãnh vực can đảm, tư cách, và lối ăn mặc." (379)
Một trong những mục đích của kỷ luật là đạo đạt tinh thần cảnh giác..." (379).
Trong cuộc chiến Việt Nam, có thể tìm thấy mẫu mực của một sĩ quan kỷ luật tuyệt hảo nơi con người Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Ta tìm thấy trong Tướng Hiếu, "các điểm tốt gồm có nhiệt tâm, kinh nghiệm lãnh đạo tác chiến, khả năng thôi thúc và duy trì tinh thần binh sĩ, và khả năng chế ngự thuộc cấp." Theo John G. Hayes trong một tờ trình lượng gía ngày 7/2/1970: Tướng Hiếu đòi hỏi một tiêu chuẩn hành vi và kỷ luật cao độ".
Và Đại Tá Nguyễn Khuyến viết về Tướng Hiếu: "Ông quả thật là một vị tướng giỏi và nhất là trong sạch. Hình ảnh một ông tướng trẻ tuổi, đẹp trai nhưng lại ăn mặc xuề xòa."
Trong lãnh vực thông minh, suy nghĩ nhanh nhẹn và tinh anh -- không ai trong chiến trường tài giỏi hơn Tướng Hiếu.
Richard Tregaskis trong cuốn Vietnam Dairy, 1963, đã đề cập đến đặc điểm này:
" Viên Chỉ Huy Phó Hành Quân Việt Nam trong Vùng Quân Đoàn 1, Thiếu Tá Nguyễn Văn Hiếu là một người tầm thước nhỏ bé, tinh anh, ăn mặc tươm tất.
Thật thế, Tướng Hiếu không những là một chiến sĩ tinh anh, mực thước và quyết liệt trong các tư thế chỉ huy qua nhiều năm tháng, nhưng Tướng Hiếu cũng rất sắc bén trong chiến lược, tỉ mỉ trong kế hoạch tấn công. Một Trung Tá Công Binh đã nhận xét Tướng Hiếu như sau: Với ai chứ, với Tướng Hiếu thì không thể đem kỹ thuật chuyên môn ra mà hù để thối thác thi hành một mệnh lệnh khó khăn, chẳng hạn như khi nhận lệnh bắc một cầu tạm dã chiến qua một khúc sông giữa lòng địch, vì Tướng Hiếu am tường mọi chi tiết, kể cả tiểu tiết chuyên môn, chỉ ra lệnh khi biết lệnh mình khả thi mà thôi."
Tướng Hiếu rất dũng cảm, không một chút lo sợ trong cơn nguy khốn -- nhiều người biết đến sự can trường và tinh thần kỷ luật của Tướng Hiếu khi bị hỏa lực của địch uy hiếp. Để làm giảm sự căng thẳng, Tướng Hiếu cư xử rất đẹp bằng cách bông đùa khi các viên đạn địch bắn trúng trực thăng đang chở mình. Chính viên phi công trực thăng thường e ngại tháp tùng Tướng Hiếu trong các chuyến banh thị sát mặt trận.
Chính đó là kỷ luật vậy
(còn tiếp)
James Miguez
1 George S. Patton, Jr. War as I Knew It: The Battle Memoirs of "Blood 'N Guts, Annotated by Colonel Paul D. Harkins, (bantam Books: 1980).
generalhieu
generalhieu.info - Nguyễn Văn Hiếu Library Thư Viện 2021 - 2022 - 2023 Sitemap - Sitemap Vietnamwarsummit - Weblinks
Mail:generalhieu.info;
Images | website template by ARaynorDesign