Quân Sử Việt Nam_Tướng Nguyễn Văn Hiếu Library Thư Viện
- Home
- Nguyễn Văn Hiếu binh thư
- Thư Viện Lịch Sử Quân Sử VN
Đối Chiếu Tướng Georges Patton Và Tướng Hiếu bài 1
http://www.generalhieu.info/nguyenvanhieubinhthu/generalpatton_generalhieu.html
Đối Chiếu Tướng Georges Patton Và Tướng Hiếu bài 2
http://www.generalhieu.info/nguyenvanhieubinhthu/generalpatton_generalhieu2.html
Trung tướng George S. Patton (Tư lịnh Thiết kỵ Quân đoàn 3 Quân đội Hoa-Kỳ); Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu (Tư lịnh phó Hành Quân Quân đoàn 3 Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa);
Coi bộ Tướng Hiếu đã đọc qua sách của tướng Patton và làm theo các ý kiến của tướng Patton, hay có lẽ đúng hơn là Tướng Hiếu đã có lấy những ý kiến đó ngay từ khởi đầu. Không thể chối cãi Tướng Patton là một tướng lãnh vĩ đại nhất của Thế Chiến Thứ Hai, và có lẽ của thời kỳ cận đại, trên lãnh vực kiến thức và thành quả. Tuy nhiên, Tướng Hiếu coi bộ thông minh hơn Tướng Patton, sắc bén hơn về mặt phân tách và có lẽ đạo đức hơn, nhưng Tướng Patton có ý thức trách nhiệm, danh dự và quả cảm, khiến ông kiệt xuất trên chiến trường. Tôi sẽ cố gắng làm rạng danh cả hai vị tướng lãnh, một vị thì năng nổ, một diễn viên, và tự kiêu; vị kia thì thầm kín, khiêm tốn và bình dân. Tuy vậy, hai vị cũng có những điểm rất giống nhau. Vì vậy mà họ bổ túc cho nhau.
Liên quan tới Tướng Patton của Mỹ, Tướng Montgomery của Anh, tướng Rommel của Đức, Tướng Leclerc của Pháp, tôi thấy cần làm sáng tỏ một vài điểm sau đây. Trước tiên, tôi không nghĩ Tướng Montgomery của Anh đồng hạng với Tướng Patton, và từ đó suy diễn-- so bằng Tướng Hiếu. Có nhiều lý do để mà nói như vậy--vì các bình phẩm gia đã trưng ra ba lỗi lầm lớn của ông, khiến tổn hại nặng tại Deippe, Falaise Gap, và Arnhem. Cũng vậy tại Bắc Phi Châu, Tướng Montgomery không chận được Rommel trên đường xông tới Ai Cập, mà vinh dự này được về phần của Tướng Auchinleck, với chiến cụ và nhân lực ít ỏi hơn là Tướng Montgomery, cuối cùng bị bại tại trận chiến đầu tiên tại El Alamein, do bởi mưu lược của Rommel và sức khoẻ suy yếu của ông. Thật vậy, Tướng Montgomery chỉ có thể thắng trận với số lượng trội vượt về chiến cụ và nhân lực trong một trận chiến hao mòn.
Tướng Rommel là lãnh chúa không thể chối cãi của Bắc Phi Châu.
Tướng Leclerc, tôi không biết mấy.
Trong khi đó Tướng Powell chưa khi nào chỉ huy một sư đoàn và không có kinh nghiệm đánh giặc tại bất cứ cấp đại đơn vị nào. Do đó, Tướng Powell giống Tướng Ike Eisenhower ở điểm họ thăng tiến theo bậc thang chính trị. Tuy vậy, cả Eisenhower lẫn Powell, trên đường thăng tiến qua ngã chính trị, không thể đọ bằng Tướng Patton ngoài chiến trường.
Tướng Hiếu, tuy không được tuyên dương, nhưng có nhiều kinh nghiệm đánh giặc cấp sư đoàn.
Thêm vào đó, tuy gặp nhiều trở ngại, Tướng Hiếu đã hành sử cách tuyệt diệu ở cấp quân đoàn.
Tôi đã học hỏi đủ quân sử, các chiến trận, và chiến cụ, chiến thuật, v.v. để thấy và hiểu rõ những điều cần thiết trong việc đặt để Tướng Hiếu trong lịch sử của các trận chiến thế kỷ 20 này. Một điều chắc chắn là Tướng Hiếu có rất nhiều kinh nghiệm đánh giặc, và ông đã chiến đấu với một địch quân khó tìm thấy. Và ông đã thành công vượt bực trong lãnh vực này, điều đó khiến ông là một trong những tướng lãnh giỏi nhất của cận đại, theo thiển ý tôi.
Ai nấy đều quen thuộc với Tướng George S Patton, Jr., phổi bò, một tay anh chị thích bắt nạt kẻ yếu, một tướng thắng nhiều trận nhất trong Đệ Nhị Thế Chiến, và đã là một đề tài của một cuốn phim lớn được giới bình phẩm tuyên dương; thế mà ít người quen thuộc với một nhân vật đối đẳng thầm lặng tại Đông Nam Á, Tướng Nguyễn Văn Hiếu, một nhà ái quốc Việt Nam và một anh hùng vô danh của QLVNCH. Hai vị sĩ quan đầy khả năng quân sự này -- một đàng danh tiếng lẫy lừng và đàng kia bị bỏ quên sao lãng, một đàng năng nổ và đàng kia kín đáo -- thật khác biệt một trời một vực trong đường lối lãnh đạo. — đây Đông Tây không gặp nhau. Tuy vậy khi xem xét kỹ lưỡng, hai vị sĩ quan này lại rất giống nhau trong cung cách chỉ huy. Thật vậy, các điểm tương đồng giữa hai chiến sĩ này rất nổi bật -- đến mức độ ta có thể cho là Tướng Hiếu chắc hẳn đã phải đọc, nghiền ngẫm, và nằm lòng sách của Tướng Patton.
Đề mục so sánh (trang sách của Patton):
- Trung tín quân giai (trang 346)
- Gương sáng cho giới sĩ quan (trang 378)
- Kỷ luật tuyệt đối (trang 377)
- Cẩn trọng khi chuẩn bị tấn công (trang 381)
- Giả thuyết địa bàn dành cho chiến xa là hão huyền (trang 381)
- Xử dụng chiến xa tối đa (trang 331)
- Nhị thức Bộ Binh Thiết Giáp (trang 324)
- Chiến xa yểm trợ sát nút bộ binh (trang 388e)
- Không thể thắng trận trong tư thế phòng thủ (trang 319, 292)
- Không-bộ hỗ tương (trang 374)
- Khen thưởng công lao tha nhân (trang 336)
- Nhật ký (trang 374)
- Bị cấp trên đối xử tệ
- Cả hai chết khi cuộc chiến gần tàn
George S. Patton, Jr. War as I Knew It: The Battle Memoirs of "Blood 'N Guts, Annotated by Colonel Paul D. Harkins, (Bantam Books: 1980).
Tướng Patton có một kiến thức quảng bá về lịch sử các trận chiến, một sự hiểu biết thấu đáo quán triệt về đường lối và suy tính của đối phương, cũng như về địa hình địa thế -- xưa và nay -- trong đó các cuộc hành quân sẽ thao diễn.
Tướng Hiếu rất cẩn trọng khi suy tính nhưng lại rất sắc bén khi thi hành, một bực thày về bản đồ và thuyết trình nhưng cũng rất rành rõi về tác chiến ngoài chiến trường, giỏi giang trong việc liên lạc với các đồng minh, thấu đáo đối với một kế hoạch qui mô tuy nhiên sành sõi trong các tiểu tiết, và thủ đắc một thế lợi về kỹ thuật.
Cả hai phát xuất từ một nền tảng phong phú về lịch sử và văn hóa.
Tướng Hiếu có phần thiêng liêng hơn -- trong khi Tướng Patton đạt tới đỉnh vinh quang trên trần gian này -- vị anh hùng vô danh này của QLVNCH có lẽ sẽ đạt tới vinh quang trên thiên đàng khi mà trận chiến tối chung xảy ra giữa lành và dữ. Tại đây, chiến cụ sẽ khác biệt, chung cuộc của trận chiến tỏ rõ. Không còn mất mát, hay thương tích, và sẽ không còn nghe tiếng khóc than của nhân loại và không còn sự bội phản của chiến hữu trở thành địch thù. Trong trận chiến với chiến lược tuyệt hảo phía trên và tác chiến tuyệt chiêu phía dưới, tiếng kèn sẽ gióng lên. Ngoài trận địa, Thánh Micae cùng đoàn binh chiến thắng sẽ xông tiến, trong đó có sự hiện diện của tư lệnh song toàn Nguyễn Văn Hiếu; lệnh sẽ được ban bố, chuyển đi, thi hành, và với một tiếng thét lớn các quyền lực tội ác sẽ ngã đổ trước sức mạnh của Đấng mà chúng ta gọi là Thiên Chúa. Chiến thắng! Chiến thắng! Chiến thắng! cuối cùng sẽ thuộc phần ta! Hạnh phúc sẽ tràn đầy! Chẳng bao lầu linh hồn của kẻ công chính sẽ thắng thế và người nghèo khổ sẽ thụ hưởng trần gian. Giờ đây nô lệ được phóng thích; và người đói khát sẽ được no ấm. Bác ái sẽ trị vì. Không còn nói năng gì nữa, vì khi đó, mắt chúng ta sẽ thấy tỏ trong thinh lặng khi mà tâm can chúng ta đã được tẩy uế. Cầu mong linh hồn dũng cảm của Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu, một chiến binh hăng say và một nhà ái quốc Việt Nam can trường, một đứa con trung kiên của đất nước, thanh liêm khi sống cũng như khi chết, được an nghỉ vĩnh viễn. Amen.
Tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu và tìm thấy thêm bằng cớ về bản chất vĩ đại của anh ông và về sự so sánh trong quân sử. Một ví dụ là Thiếu Tướng Richard Taylor, con của tổng thống Mỹ Zachary Taylor (và một anh hùng của cuộc chiến Mễ Tây Cơ). Tướng Taylor là một loại văn (giống như anh ông) cũng rất thông thái về lịch sử chiến tranh. Tướng Taylor thuộc Quân Lực Liên Bang đã đem lại sự thành công cho Tướng Stonewall Jackson trong chiến dịch Shenandoah năm 1862, cũng giống trường hợp anh ông, Tướng Hiếu; đã là công cụ thành công đàng sau các tướng lãnh khác trong cuộc chiến Việt Nam. Quả là không có gì mới mẻ trong hiện tượng tướng lãnh "ký tên".
Có những so sánh khác có thể minh họa cho tiểu sử của anh ông và đem lại thế đứng đích thực của anh ông trong quân sử. Tôi không có thì giờ để viết hết xuống trang giấy. Tướng Taylor cũng không được tuyên dương về chiến tích của mình, như ông từng tuyên bố, vì quân đội bị áp chế bởi nhóm công chức "văn phòng" chuyên chế. Chắc chắn là có thể đặt Tướng Hiếu vào hàng với các Tướng Robert E. Lee, Tướng Stonewall Jackson, Tướng Richard Taylor, và Tướng George S. Patton, Jr. Có thể nói thêm là ông nội của Tướng George Patton đã tử nạn trong trận đánh Winchester nằm trong khuôn khổ chiến dịch Shenendoah, chiến dịch mà Tướng Taylor đã giúp Tướng Jackson đánh thắng!
Sự đối chiếu với quân sử của Tướng Taylor rất thích hợp, vì nó cho thấy một vị tướng lãnh khác cùng loại nhà văn như Tướng Hiếu, nó cũng cho thấy một nhân vật lịch sử dễ nhận diện (con của Tổng Thống Mỹ và Tướng Zachary Taylor) là người đã đóng góp nhiều một cách rõ rệt cho sự thành công của Tướng Stonewall Jackson, cũng tương tự như kiểu Tướng Hiếu đã trợ giúp Tướng Trí. Tướng Taylor cũng đã viết một cuốn sách về thời kỳ ông và về những kinh nghiệm trong cuộc chiến, với lời thẩm định về chiến thuật và chiến lược, một cuốn sách quan trọng thảo ra bởi tay một người chiến thắng của Trận Winchester mà chắc chắn Tướng Patton đã đọc và nghiền ngẫm.
Tôi cũng tìm thấy một bài viết về cuộc bầy binh bố trận của Mỹ tại Louisiana trước khi Thế Chiến Thư Hai bùng nổ. Điều này xảy ra tại tiểu bang gốc của tôi và ngay tại địa điểm mà Tướng Taylor đã thắng trận lớn trong chiến dịch Red River. Chính tại đây mà Đại Tá Eisenhower đã được nhìn nhận cho việc bổ nhiệm sau này trong chức vụ Tổng Tư Lệnh Đồng Minh và cùng trận chiến trong đó Tướng Patton tham dự.
Tính chất quan trọng của sự kiện lịch sử là nó cho thấy phương thức Quân Đội Mỹ tuyển lựa tướng lãnh của mình một cách khách quan, và nếu QLVNCH cũng dùng cùng một tiêu chuẩn như vậy đối với những thành quả của Tướng Hiếu tại Việt Nam, thì điều đó chắc chắn đã bảo đảm đưa Tướng Hiếu lên chóp đỉnh lãnh đạo trong quân lực Việt Nam. Tựu trung lại, một tường trình ngay thẳng của lịch sử sẽ cống hiến một thẩm định vô tư về thế đứng của Tướng Hiếu trong quân sử cận đại. Chính vì lý do này đã khiến tôi bao gồm nội chiến Mỹ trong bài viết của tôi.
James Miguez (tạp ghi)
1 George S. Patton, Jr. War as I Knew It: The Battle Memoirs of "Blood 'N Guts, Annotated by Colonel Paul D. Harkins, (bantam Books: 1980).
generalhieu
generalhieu.info - Nguyễn Văn Hiếu Library Thư Viện 2021 - 2022 - 2023 Sitemap - Sitemap Vietnamwarsummit - Weblinks
Mail:generalhieu.info;
Images | website template by ARaynorDesign