General Nguyễn Văn Hiếu Library Thư Viện
- Home
- Nguyễn Văn Hiếu binh thư
- Thư Viện Lịch Sử Quân Sử VN
Tự Thắng Để Chỉ Huy_Đại tướng Nguyễn Văn Hiếu là bậc tướng lãnh gương mẫu nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Đại tướng Nguyễn-văn-Hiếu thiên tài quân sự, thần tướng Việt-Nam_Uy-Đức Thần-Vũ Vô-Song Đại-Tướng Quân (1929-1975)
http://www.generalhieu.info (diễn đàn phổ biến thông tin, sự thật chủ quan về Lịch sử, Quân Sử Việt Nam)
http://www.generalhieu.info/nguyenvanhieubinhthu/quan-su-tuong-hieu-tu-thang-de-chi-huy.html
Xem 10k (08.08.22)
Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc và Nguyễn Thành
Trích Chương II – Nghệ Thuật đắc nhân tâm – Nguyễn Văn Hiếu binh-thư
Châm ngôn đào tạo của trường Võ Bị Quốc Gia Việt-Nam (Đà Lạt) là Tự Thắng Để Chỉ Huy.
Trong 10 Điều Tâm Niệm Sinh viên sĩ quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
1. Tự thắng để chỉ huy là điều kiện tiên quyết để thành công – ngưng trích-
Châm ngôn của trường Võ Bị Quốc Gia Việt-Nam (Đà Lạt) là Tự Thắng Để Chỉ Huy
Trong kinh Pháp Cú có câu: Thắng muôn ngàn binh mã chưa phải là chiến công oanh liệt, tự thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất. -ngưng trích-
Tướng Nguyễn Văn Hiếu gia nhập quân đội năm ông 22 tuổi và bị thảm sát năm ông 45 tuổi. Trong 23 năm cuộc đời binh nghiệp, ông đã nhiều lần chứng tỏ bản lãnh trong châm ngôn Tự Thắng Để Chỉ Huy mà trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã nêu cao và đòi hỏi các học viên phải học nằm lòng và thực hiện khi rời khỏi trường để ra chỉ huy các đơn vị quân đội từ cấp tiểu đội lên đến cấp quân đoàn.
Trong một phần tư thế kỷ tồn tại của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, học viên xuất sắc nhất, người lính gương mẫu nhất, chăm chỉ thi hành châm ngôn nêu trên chỉ có tướng quân Nguyễn Văn Hiếu là người xứng đáng đứng đầu danh sách.
Trường hợp Tự Thắng Để Chỉ Huy trong các chiến trường, mặt trận, cuộc hành quân do tướng Hiếu trực tiếp điều khiển hay gián tiếp soạn thảo kế hoạch tham mưu, hành quân rất nhiều, tuy nhiên chúng tôi đưa ra hai chiến trường tiêu biểu lớn nhất một ở giữa thập niên 60 và một ở đầu thập niên 70.
Đó là
Trường hợp thứ nhất trận Pleime 1965:
Trận Pleime năm 1965 xảy ra cuộc đọ sức giữa mặt trận B3 của Việt cộng thuộc vùng cao nguyên Trung phần và quân đoàn II Quân lực Việt Nam Cộng Hòa do Chuẩn tướng Vĩnh Lộc là tư lịnh, đại tá Nguyễn Văn Hiếu là tham mưu trưởng quân đoàn.
Trong trận chiến này tướng Vĩnh Lộc đã rất tin tưởng giao trọn quyền điều động toàn bộ trận chiến này cho đại tá Hiếu để chống lại mặt trận B3 của Việt cộng mà kẻ đứng sau điều khiển là tướng Võ Nguyên Giáp của Việt cộng.
Do được tướng Vĩnh Lộc tư lịnh quân đoàn II trao trọn quyền điều động trận chiến, đại tá Hiếu đã thành công điều động luôn các đơn vị quân đội Hoa Kỳ có danh tiếng từ Sư đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận đến Bộ Binh, Không Quân, Pháo Binh, Truyền Tin v.v...
Về phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, các quân binh chủng từ Không quân, Pháo Binh, Nhảy Dù, Biệt Kích, Thám sát, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Biệt Động Quân, Thiết Kỵ đều được tướng Hiếu (đại tá Hiếu vào thởi điểm đó), điều động, phối hợp rất nhịp nhàng trong các trận chiến, bao vây, truy lùng và diệt địch.
Khi chiến trường Pleime yên tiếng súng, khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) và Hoa Kỳ (HK) tuyên bố chiến thắng, tướng Hiếu hoàn toàn nhường hết công trạng cho tướng Vĩnh Lộc để ông ta được thăng cấp Thiếu tướng. Nếu không ông (đại tá Hiếu lúc đó) đã mang cấp bậc Chuẩn tướng từ năm 1965.
Nếu không thực hiện đứng đắn châm ngôn Tự Thắng Để Chỉ Huy, không khi nào tướng Hiếu nhường công trạng của bản thân ông cho tướng Vĩnh Lộc.
Việc nhường công trạng cho tướng Vĩnh Lộc trong trận Pleime 1965, phải chăng đó là sự đền ơn của tướng Hiếu cho ông tướng tư lịnh quân đoàn đã tin tưởng trao trọn vẹn binh quyền để đem đến chiến thắng trên chiến trường Pleime cho QLVNCH và HK.
Tự thắng trong trong mặt trận Pleime này là không tỏ ra thái độ kiêu binh hống hách, cậy quyền ỷ công để lấn lướt cấp chỉ huy, không tham lam thăng cấp, chỉ chú trọng đem lại chiến thắng, thành quả tốt đẹp cho QLVNCH và đồng minh HK.
Dù sao đi nữa đây là trường hợp tiêu biểu thứ nhất về đức tánh, và thực hành châm ngôn Tự Thắng Để Chỉ Huy của Tướng Nguyễn Văn Hiếu.
Trường hợp thứ hai trận Snoul 1971:
Khi chính sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh bắt đầu thực hiện vào những năm đầu thập niên 70, các đơn vị quân đội Mỹ lần lượt rút quân ra khỏi Việt Nam. Trong đó Sư Đoàn 1 Bộ Binh và Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ triệt thoái và bàn giao căn cứ Lai Khê lại cho Sư đoàn 5 Bộ Binh QLVNCH.
Tướng Hiếu từng nói rằng "Chúng ta bị suy yếu đi." - ngưng trích- Ý Kiến Tướng Hiếu Về Việt Nam Hóa Chiến Tranh http://www.generalhieu.com/vnmization-u.htm. Tuy nhiên, là một bậc tướng lãnh có phong độ và bản lãnh, tướng Hiếu lúc đó là tư lịnh sư đoàn 5 bộ binh đã quyền biến, chuyển từ thế bị động suy yếu sang thế chủ động tấn công Việt cộng vào vùng đất Cao Miên là nơi trú quân an toàn của Việt cộng.
Kế hoạch chuyển từ thế bị động suy yếu sang thế chủ động tấn công địch cụ thể qua kế hoạch "Điệu hổ ly sơn" bắt sư đoàn 5 Việt cộng đồn trú trên đất Miên, vùng Snoul phải lộ diện để quân ta tiêu diệt.
Tương tự như tướng Vĩnh Lộc quân đoàn II, đại tướng Đỗ Cao Trí tư lịnh quân đoàn III hoàn toàn tin tưởng trao trọn quyền tư lịnh chiến trường cho tướng Nguyễn Văn Hiếu. Kế hoạch này đang được tiến hành tốt đẹp, không may tướng Trí tử nạn trực thăng. Tổng thống Thiệu thay vì cử tướng Hiếu làm tư lịnh quân đoàn như đã hứa với tướng Trí, ông ta lại cử đàn em thân tín dễ sai bảo là tướng Nguyễn Văn Minh thay thế.
Khi tướng Minh thay tướng Trí đã tử nạn trực thăng làm tư lịnh quân đoàn, thì ông ta (tướng Minh) đảo lộn hoàn toàn kế hoạch "Điệu hổ ly sơn" sơ khởi và tước đi quyền hạn tư lịnh chiến trường của tướng Hiếu, bỏ rơi đồng đội không tiếp ứng cho chiến đoàn 8 khiến cuộc hành quân Snoul bị gãy đỗ oan uổng. Chẳng những vậy tướng Minh còn chụp mũ, vu khống tướng Hiếu và tướng Khôi (lúc đó là đại tá tư lịnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III) có "mưu đồ đảo chánh". Chưa hết tướng Hiếu còn bị tướng Minh bỏ rơi phải ra quốc hội điều trần về chuyện "bại trận" của sư đoàn 5. Tướng Hiếu đã thành công thuyết phục phục được quốc hội về nguyên nhân của cuộc lui binh của chiến đoàn 8 (sư đoàn 5 bộ binh QLVNCH), tuy nhiên vẫn bị tướng Minh lợi dụng cơ hội này để cách chức tướng Hiếu, và đề cử những người thuộc băng miền Tây của ông ta.
Đứng trước tình thế hoàn toàn bất lợi vừa nêu trên, nếu tướng Hiếu không có đức tánh và thuần thục thực hiện châm ngôn Tự Thắng Để Chỉ Huy thì không khi nào bỏ qua sự lộng hành quá trớn của tướng Minh như vậy, lại càng không cản đại tá Bùi Trạch Dzần chiến đoàn trưởng chiến đoàn 8...Đại Tá Bùi Trạch Dzần, Chiến Đoàn Trưởng CĐ8 viết, "Lúc về biên giới, ức quá tôi tính vào bộ chỉ huy Quân Đoàn gây chuyện lớn, may có Tướng Hiếu ôm tôi không cho vào bộ chỉ huy Quân Đoàn và đẩy tôi lên trực thăng về Lai Khê." … -ngưng trích- Hành Quân Snoul Nguyễn Văn Tín (viết xong ngày 20/9/1998) Cập nhật ngày 25.5.2020.
Trung tá Trần Văn Thưởng tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/8 hàm ý viết về đức tánh Tự Thắng Để Chỉ Huy của tướng Hiếu như sau ...Ông không bao giờ than trách thượng cấp cũng như kẻ thuộc cấp khi sự việc đã xẩy ra ngoài quyền hạn và khả năng can thiệp của ông. Tôi nghĩ, nếu những yêu cầu của tướng Hiếu được thoả nguyện trong trận đánh Snoul thì có thể Tướng Hiếu không bị thảm sát một cách đau đớn như thế cũng như chúng ta không cùng nhau sống tha phương như ngày nay.- ngưng trích- Trần-văn-Thưởng | Một Chút Vương Vấn Quân Sử Về Trận Đánh Snoul. http://www.nguyenvanhieulibrary.info/nguyenvanhieubinhthu/tran-van-thuong-vuong-van-quan-su-tran-snoul.html
Ông Nguyễn Văn Tín hàm ý viết về đức tánh Tự Thắng Để Chỉ Huy của tướng Hiếu như sau...
Tướng Minh, khi trình sự việc lên Tổng Thống Thiệu, còn vu khống – theo lời Tướng Trần Quang Khôi – là Tướng Hiếu nhân cơ hội toa rập toan tính đem Lực Lượng Xung Kích Thiết Kỵ Quân Đoàn III từ Lộc Ninh về Sài Gòn đảo chánh chính phủ.
Trong trường hợp này, Tướng Hiếu đã tỏ ra trượng phu mã thượng hơn là Tướng Minh, khi Tướng Hiếu khuyên nhủ Thiếu Tá Trần Văn Thưởng, cựu Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8 trong trận Snoul tại Trường Võ Bị Đà Lạt vào cuối năm 1971:
Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 3 đang cầm quân giữ nước, vì vậy uy tín của Trung tướng phải được duy trì. Nếu anh nghĩ đến Tổ quốc nhiều hơn, thì anh sẽ hiểu rõ lý do chúng ta phải bỏ qua quá khứ, để quên đi một vài lỗi lầm của Trung tướng trong trận Snoul. Làm người thì đôi khi cũng phải gặp phải lỗi lầm.Tôi chỉ có một điều đau lòng là không đủ thẩm quyền để vinh danh các anh em trong trận Snoul mà thôi. - ngưng trích- Ai Bị Khiển Trách Sau Trận Đánh Snoul? Nguyễn Văn Tín. http://www.nguyenvanhieulibrary.info/nguyenvanhieubinhthu/lich-su-viet-nam-ai-bi-khien-trach-sau-tran-snoul.html
Đó là những điều tướng Hiếu nói với Trung tá Trần Văn Thưởng 50 năm về trước. Ngày nay, Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không còn, VNCH thì vong quốc, tướng Minh cũng đã chết. Nhưng điều cần thiết phải làm là soi sáng những sự đen tối trong lịch sử và đem những sự tăm tối này ra trước công luận để trả lại sự công bằng cho anh linh tử sĩ VNCH cũng như cho đại tướng quân Nguyễn Văn Hiếu.
Qua hai trường hợp cụ thể nêu trên (lẽ đương nhiên, còn nhiều trường hợp nữa sẽ được trình bày đầy đủ trong quyển sách Nguyễn Văn Hiếu binh thư) từ trận Pleime 1965 đến trận Snoul 1971, Đại tướng Nguyễn Văn Hiếu đã thể hiện tình yêu nước nồng nàn, nhiệt tình nhưng không đi đến độ cuồng tín, ngoài ra tướng Hiếu còn thể hiện sự thương mến, trân trọng người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho dù họ mang cấp bậc nào đi nữa, đây cũng là đức tính hiếm thấy, hiếm có trong hàng ngũ tướng lãnh QLVNCH.
Do đó, trong hàng tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đại tướng Nguyễn Văn Hiếu là bậc tướng lãnh đứng hàng thứ nhất về đức tính Tự Thắng Để Chỉ Huy;
Đứng hàng thứ hai là Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam;
Đứng hàng thứ ba là Thiếu tướng Trương Quang Ân.
Đứng hàng thứ tư là Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ
Đứng hàng thứ năm là Chuẩn tướng Trần Văn Hai
Đứng hàng thứ sáu là Chuẩn tướng Trần Quang Khôi
v.v...
Những hàng kế tiếp cho đến hàng thứ mười, mong quý chư quý độc giả khắp nơi chọn lựa, đề nghị, với những bằng chứng thực tế thuyết phục được và chúng tôi sẽ đăng trên trang nhà Nguyễn Văn Hiếu Thư Viện.
Ngày 27-06-21, trong dịp kỷ niệm 20 năm thành lập hội sử-học Việt-Nam
Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc (nhân sĩ hội sử-học Việt-Nam)_Nguyễn Thành (trang nhà Nguyễn Văn Hiếu Thư Viện)
Tham khảo:
Lịch Sử Việt-Nam Tưởng niệm 50 năm cuộc hành quân Snoul 09/02/1971-09/02/2021
https://www.dailymotion.com/video/x823y4o
***
Ý Kiến Tướng Hiếu Về Việt Nam Hóa Chiến Tranh
http://www.generalhieu.com/vnmization-u.htm
Tháng 6 năm 1969, Tổng Thống Nixon tuyên bố đợt triệt thoái tiên khởi của các đơn vị Mỹ và ngày 3 tháng 11 năm 1969, ông tuyên bố chương trình Việt Nam Hóa chiến tranh. Trong khoảng thời gian giữa hai thời điểm đó, vào tháng 8 năm 1969, Tướng Hiếu được bổ nhiệm Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Trong tư thế này, Tướng Hiếu buộc phải thi hành Việt Nam Hóa trong phạm vi của Sư Đoàn 5 và đã bày tỏ quan điểm riêng về tính cách khả thi của chương trình này. Và ý kiến của Tướng Hiếu đã ứng nghiệm khi chương trình này khai triển qua những năm tháng kế tiếp cho tới ngày đổ vỡ của chính phủ Miền Nam vào tháng 5 năm 1975.
Trong khuôn khổ của trách nhiệm lãnh đạo Sư Đoàn 5, Tướng Hiếu phải đương đầu với hai trọng trách to tát liên quan tới Việt Nam Hóa chiến tranh: một là tiếp nhận căn cứ Lai Khê do Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ chuyển giao, và hai là tiếp thu các vùng hành quân hai Sư Đoàn 1 Bộ Binh và Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ để lại.
Ngõ hầu chuẩn bị cho việc triệt thoái của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ, Sư Đoàn 5 được lệnh thu dọn bộ tư lệnh từ Phú Cường lên căn cứ Lai Khê, bản doanh của bộ tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ. Bản doanh này dời về Dï An gần Sài Gòn. Các khó khăn Tướng Hiếu vấp phải trong việc tiếp thu căn cứ Lai Khê được bàn thảo trong một loạt văn thư qua lại giữa Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn III, Tướng McAuliffe, Cố Vấn Phó MACVZ-III, Tướng Milloy, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ, và Tướng Ewell, Cố Vấn Trưởng Lực Lượng II Dã Chiến Hoa Kỳ.
Khó khăn chính thứ nhất được Tướng McAuliffe nêu lên trong thư đề ngày 18/3/1970 gửi Tướng Ewell liên quan đến sự khác biệt trong hệ thống điện lực quân lực Hoa Kỳ xử dụng (cao thế 500 KW) và quân lực Việt Nam xử dụng (hạ thế 100 KW). Khó khăn này được giải quyết với chỉ thị của Tướng Ewell ra lệnh để lại hệ thống cao thế cho Sư Đoàn 5, đồng thời cung cấp phương tiện và đào tạo chuyên viên thợ điện bảo trì Việt Nam.
Khó khăn chính thứ hai là sự thiếu hụt gỗ và mái tôn cần thiết cho việc sửa chữa các căn nhà hư hại do Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ để lại. Trong một lá thư (không ghi ngày tháng) gửi Tướng Trí, Tướng Ewell khuyến cáo Sư Đoàn 5 không nên trông đợi vào bất cứ trợ giúp nào từ phía Mỹ trong vấn đề vật liệu xây cất và đề nghị "vơ vét vật liệu tại Dầu Tiếng để cung ứng một số vật dụng đáng kể cho việc xây cất gia binh", rồi ông tiếp thêm, "Tuy nhiên cần nghĩ tới chuyển những vật liệu vớt vát này cho việc sửa chữa các căn nhà tại Lai Khê; hoặc nữa, cần chọn lựa tháo gỡ một số căn nhà tại Lai Khê để dùng vật liệu thu vén được vào việc sửa chữa các căn nhà khác."
Khó khăn chính thứ ba được bàn thảo tới là sự thiếu hụt về ngân sách bảo trì cho căn cứ Lai Khê. Trong văn thư đề ngày 14/3/1970 gửi Tướng Ewell, Tướng Trí than phiền là Bộ Tổng Tham Mưu chỉ tháo khoán 1.500.000 triệu đồng (1 phần 10 ngân khoản cần thiết) cho Sư Đoàn 5 dành cho việc bảo trì căn cứ Lai Khê. Tiếp sau đó, Tướng Trí van xin, "để trợ giúp Sư Đoàn 5 có được tiện nghi nhà cửa cư trú cho những ngày đầu tại căn cứ Lai Khê, chúng tôi yêu cầu quí Bộ Tư Lệnh can thiệp với QL/HK chấp thuận cho nhà thầu PA&E tiếp tục bảo trì các doanh trại đã chuyển giao cho Sư Đoàn 5 với ngân khoản bảo trì năm 1970 do QL/HK cung cấp."
Liên quan tới vấn đề thiếu hụt ngân sách bảo trì, Tướng McAuliffe báo cáo Tướng Milloy trong văn thư đề ngày 13/3/1970 rằng Tướng Conroy thuộc Phòng 4 MACV nói là "ngân sách quốc gia thường cung cấp rất ít ngân khoản cho việc bảo trì các căn cứ đóng quân, thường chỉ một phần mười tổng số xin, và thường không tài nào xin thêm ngân khoản về khoản này. Ông nói thêm là các đơn vị QLVNCH đóng trong các căn cứ cũ của Mỹ phải tập sống trong ngân khoản eo hẹp này; nếu không, họ phải chấp nhận không dùng tới các căn cứ đó."
Về phần mình, Tướng Hiếu chống đối việc dời bản doanh bộ tư lệnh Sư Đoàn 5 ra khỏi Phú Cường, nơi ông chỉ cần một số đơn vị Địa Phương Quân để bảo vệ doanh trại, thay vì tại Lai Khê, ông cần phải dùng tới cả một tiểu đoàn chủ lực quân để bảo vệ bản doanh. Mặc dầu với tất cả các khó khăn và chống đối, lễ nghi bàn giao căn cứ Lai Khê cho Sư Đoàn 5 được chính thức cử hành vào ngày 27/2/1970.
Một trọng trách quan trọng hơn việc tiếp thu doanh trại Mỹ mà Tướng Hiếu phải giải quyết liên quan đến Việt Nam Hóa là tiếp nhận các vùng hành quân do hai Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ và Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ nhượng lại. Một con tính đơn giản cho thấy là thay vì đương đầu địch với ba sư đoàn, nay Tướng Hiếu phải đương đầu địch với vỏn vẹn ba trung đoàn. Hiển nhiên đó là một trọng trách không tài nào chu toàn được. Mối lo ngại về sự thất bại của chương trình Việt Nam Hóa chiến tranh này của Tướng Hiếu được ghi lại trong cuốn Fall Of South Vietnam: Statements by Vietnamese Military and Civilian Leaders của các tác giả Stephen T. Hosmer, Konrad Kellen and Brian M. Jenkins (1980):
Tôi [Tướng Trần Văn Đôn] chống đối Việt Nam hóa ... Tôi chỉ xin kể lại một mẩu chuyện. Tôi thăm viếng một số đơn vị tại chiến trường để tìm hiểu về chương trình Việt Nam hóa chiến tranh...Chuyện này xảy ra tại bộ tư lệnh Sư Đoàn 5. Tôi thảo luận vấn đề với tư lệnh của sư đoàn, Tướng Nguyễn Văn Hiếu, một tướng thanh liêm nhất, và đồng thời cũng tài ba nhất. Câu trả lời của Tướng Hiếu đã làm cho tôi phải lấy làm ngạc nhiên và bừng tỉnh con mắt. Tôi hỏi Tướng Hiếu, 'Anh nghĩ sao về Việt Nam hóa?' Tướng Hiếu nói với tôi, 'Không thể thực hiện nó được.' 'Tại sao vậy?' Tướng Hiếu đáp, 'Sư Đoàn 5 bao giàn một vùng mà trước đây có hai sư đoàn Mỹ khác, và bây giờ sau khi hai sư đoàn Mỹ đó đã bỏ đi tôi chỉ có một sư đoàn của tôi để bao giàn trọn vẹn vùng này. Tôi có ba trung đoàn trong vùng và phải dùng một trung đoàn thay thế cho một sư đoàn. Làm sao mà tôi có thể đối chọi với địch trong tình trạng này? Hẳn là tôi phải suy yếu đi nhiều.' Tướng Hiếu tỏ vẻ thất vọng. Tôi lấy làm ngạc nhiên; Tướng Hiếu là một con người trầm lặng, rất lễ độ, và đã cố gắng hết sức mình. Nhưng Tướng Hiếu đã khẳng định với tôi là không thi hành được. 'Làm sao mà tôi có thể bao giàn một vùng rộng lớn hơn với số lượng đơn vị bớt đi?' Thế có nghĩa là chương trình Việt Nam hóa khiến cho chúng tôi suy yếu đi. (trang 36)
Trên bình diện rộng lớn hơn, toàn thể QLVNCH cũng đồng cảnh ngộ với Tướng Hiếu: phải thay thế bảy sư đoàn Mỹ và bốn lữ đoàn Mỹ cùng với vô số các đơn vị yểm trợ, mà không được hưởng tăng thêm quân số.
Năm 1971, Cộng Sản Bắc Việt được đàn anh Trung Cộng bắn tiếng là cứ tiến hành công cuộc tấn công Nam Việt Nam với sự thỏa thuận ngầm của Mỹ, vì trong buổi họp với Thủ Tướng Chu Ân Lai ngày 9/7/1971, Kissinger cho biết là "Chính Phủ Nixon đã lấy quyết định triệt thoái ra khỏi Việt Nam kể cả cách đơn phương, và kể cả làm như vậy sẽ đưa tới sự lật đổ của chính phủ Nam Việt Nam." Chính sách này của Nixon đã được giữ kín cho tới mới đây được tiết lộ khi cơ quan National Security Archive, một nhóm nghiên cứu tư nhân, công khai hóa tài liệu mật và tin này được đăng trên NY Times ngày 27/2/2002.
Biết được Mỹ háo hức muốn đơn phương triệt thoái khỏi Nam Việt Nam bằng mọi giá, vào tháng 5/1972, Cộng Quân đồng loạt tấn công tại ba mặt trận: Quảng Trị tại Quân Khu I, Kontum tại Quân Khu II, và An Lộc tại Quân Khu III. Quảng Trị bị thất thủ ngay và chỉ được QLVNCH tái chiếm vào tháng 9/1972. Kontum cầm cự nổi qua một cuộc chiến kéo dài hai tuần lễ. An Lộc đứng vững sau một cuộc vây hãm kéo dài ba tháng. Trong cả ba mặt trận, các đơn vị QLVNCH chỉ đánh bại nổi địch quân nhờ vào không yểm dồi dào do Không Quân Mỹ cung cấp, đặc biệt là bom trải thảm của B-52. Tạm thời, chương trình Việt Nam Hóa coi bộ thành công.
Nhận thức được QLVNCH sẽ mạnh đủ để chống trả các cuộc tấn công với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, Cộng Sản Bắc Việt đồng ý ký kết Hòa Đàm Ba Lê vào ngày 23/1/1973, duy với mục đích là khiến Mỹ giới hạn tiếp vận công cụ chiến tranh trên căn bản một đổi một cho QLVNCH và đình chỉ mọi không yểm cho QLVNCH, đổi chác lấy sự phóng thích tù binh Mỹ. Nhưng rồi ngay sau khi đặt bút ký kết, đường mòn Hồ Chí Minh được biến cải thành một thông lộ hoạt động ngày đêm bất kể mưa nắng chuyển vận quân lính và chiến cụ từ Bắc vào Nam. Trong khi đó, dưới con mắt thích thú của Cộng Quân, và dưới con mắt bàng hoàng của QLVNCH, Hoa Kỳ giảm thiểu ngân sách cho Nam Việt Nam xuống 30% (từ 1.6 tỷ xuống 1.26 tỷ) trong năm 1973, và xuống 60% (từ 1.6 tỷ xuống 700 triệu) vào năm 1974. Thêm vào đó, Hoa Kỳ cũng cắt giảm 30% số lượng đạn dược (từ 179.000 tấn còn lại 126.000 tấn) và 50% số lượng xăng nhớt và các bộ phận thay thế.
Năm 1974, Cộng Quân vẫn còn e ngại lời hứa thầm kín của Nixon với Thiệu là Mỹ sẽ nhảy vào lại chiến trường Việt Nam nếu Bắc Việt xâm lấn Nam Việt. Cộng Quân lấy quyết định đánh thăm dò Phước Long vào tháng 12/1974. Khi Mỹ không phản ứng sau khi Phước Long thất thủ vào tháng 1/1975, Cộng Quân bạo dạn lên đánh tiếp Ban Mê Thuột vào tháng 3/1975. Lần này Mỹ cũng không bày tỏ thái độ.
Vào tháng 3/1975, thái độ ù lì của Tổng Thống Ford khiến Tổng Thống Thiệu thi hành hai cuộc triệt thoái chiến thuật các đơn vị ra khỏi Vùng I và Vùng II một cách vô tổ chức, đưa tới sự triệt tiêu của tất cả các đơn vị chiến đấu thuộc Quân Đoàn I và Quân Đoàn II. Khi Tướng Weyand tới Việt Nam trong sứ mạng thẩm định tình hình, ông thấy lực lượng Cộng Quân gồm có 200.000 người và 123 trung đoàn đối chọi với 54.000 người và 39 trung đoàn về phía QLVNCH. Tướng Weyand đề nghị Tổng Thống Ford cung cấp ngân khoản khẩn cấp 750 triệu để tái tạo hàng ngũ QLVNCH và đồng thời dùng bom B-52 chận đứng đà tiến quân của Cộng Quân. Cả hai đề nghị bị bác bỏ, kết quả là sự đổ vỡ hoàn toàn của Chính Phủ Nam Việt Nam vào tháng 5/1975.
Để kết luận, như đã thấy ngay tại khởi đầu, chương trình Việt Nam Hóa thất bại là vì không cho phép tăng quân số và quân cụ về phía QLVNCH để đối lại mức độ tăng quân số và quân cụ về phía Cộng Quân. Theo lời Tướng Hiếu, "Chúng ta bị suy yếu đi." Điều đáng buồn là Chính Phủ Nixon đã cố ý làm cho QLVNCH suy yếu đi để cho Cộng Quân có thể đánh bại, ngõ hầu Hoa Kỳ có thể quy lỗi cho là các đơn vị thuộc QLVNCH không có tinh thần chiến đấu và ngõ hầu Hoa Kỳ có thể triệt thoái khỏi Nam Việt Nam trong danh dự.
Nguyễn Văn Tín
Ngày 31 tháng 3 năm 2002.
Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
Các Tướng Lãnh QLVNCH
generalhieu.com
generalhieu.info - Nguyễn Văn Hiếu Library Thư Viện 2022 - 2023 - 2024 Sitemap - Sitemap Vietnamwarsummit - Weblinks
Mail:generalhieu.info;
Images | website template by ARaynorDesign