Thiên tài Nguyễn Văn Hiếu và lịch sử mặt trận Snoul (1971)
https://generalhieu.info/military_history/thien-tai-nguyen-van-hieu-lich-su-tran-snoul.html
Là Chiến-Sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa,
Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.
Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của Việt cộng.
Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.
Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía Việt cộng, là tự sát.
Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (Vc), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.
Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.
---------------
Thiên tài Nguyễn Văn Hiếu và lịch sử mặt trận Snoul (1971)
Giọng đọc: Thi Nhân
Huy hiệu của Quân Đoàn 3, Quân Đoàn 4, Thiết Giáp Binh Quân Đoàn 3, Sư đoàn 5 Bộ Binh, Sư đoàn 9 Bộ Binh, Sư đoàn 25 Bộ Binh, Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Không Quân Việt Nam, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Không đoàn 17 Không Kỵ Hoa Kỳ (Là các đơn vị chỉ huy, tham chiến trong các cuộc hành quân Toàn Thắng 8/B/5 và Snoul năm 1970-1971 )
Chân thành vinh danh, tri ân và tưởng-niệm các đại danh tướng Đỗ Cao Trí, Nguyễn Văn Hiếu đã tuẫn-quốc.
Đồng thời vinh danh, tri ân các đại danh tướng, đại anh hùng Trần Quang Khôi, Bùi Trạch Dzần, Nguyễn văn Đương, Ngô minh Hồng, Nguyễn văn Đồng, Phạm Văn Phúc, Trần Văn Thưởng và chiến binh kiêu hùng thuộc chiến đoàn 1, chiến đoàn 8, chiến đoàn 9, chiến đoàn 318, chiến Đoàn 225, chiến đoàn 333 Biệt Động Quân, Chiến Ðoàn 5 Biệt Ðộng Quân, Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, Không đoàn 17 Không Kỵ Hoa Kỳ trong các cuộc hành quân Toàn Thắng 8/B/5, Snoul 1970-1971.
Thành kính dâng nén hương lòng đến những chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trên chiến trường Cao Miên trong những năm 1970-1971.
Hội sử-học Việt-Nam và Thư viện tướng quân Nguyễn Văn Hiếu
I. 51 năm về trước:
Cuộc hành quân Snoul trên đất Miên được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn một là hành quân Toàn thắng 8/B/5 ...Từ ngày 23/10 đến 10/11/1970, Sư Đoàn 5, với 3 Chiến Đoàn - Chiến Đoàn 1, Chiến Đoàn 9 và Chiến Đoàn 333 tăng phái - tấn công vào vùng Snoul để lùng và diệt địch trong khuôn khổ Hành Quân Toàn Thắng 8/B/5 (Địch chết 189 tên)... Nguyễn Văn Tín
(viết theo tài liệu của Ban Cố Vấn Mỹ DCAT70).
Trong giai đoạn này Đại tướng Đỗ Cao Trí giữ chức Tư lịnh Quân Đoàn III.
Giai đoạn hai:
Ngày 04/02/1971, đại quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) bao gồm các chiến đoàn 8, 9 và 333 đồng loạt vượt qua biên giới Việt Miên để tấn công vào sào huyệt của Việt cộng cũng như tiêu diệt sư đoàn 5 Việt cộng, là một đơn vị lớn khá nguy hiểm, luôn đe dọa đến nền an ninh nội địa của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa.
Đại quân này đặt dưới quyền vị tư lịnh chiến trường là Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu đương kim tư lịnh Sư đoàn 5 Bộ Binh VNCH. Quân số khoảng trên dưới 15 ngàn binh sĩ. Có khi còn được tăng viện một số đơn vị của quân đoàn IV.
Cuộc hành quân Snoul do Tướng Hiếu là tư lịnh chiến trường đã áp dụng kế nghi binh, dụ địch, khiêu chiến, tình báo điện tử tuyệt hảo. Kế nghi binh, dụ địch và khiêu chiến này hoàn toàn khác hẳn những phương thức hành quân thông thường mà liên quân Việt Mỹ thường áp dụng trước đây, đó là lùng và diệt địch. Điều đặc biệt đáng nói là chiến thuật này tướng Hiếu đã noi gương anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyền trong trận Bạch Đằng năm 938 là dẫn dụ, khiêu khích quân Nam Hán vào trận cọc trên sông Bạch Đằng. Kết quả Ngô Vương Quyền hoàn toàn thành công đánh tan quân Nam Hán. Đó là vào năm Mậu Tuất, [938], (Tấn Thiên Phúc năm thứ 3) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ngoại kỷ quyển V đã ghi như vậy.
Tướng Hiếu còn noi gương nhử địch khác của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Hưng đạo Vương Trần Quốc Tuấn khi quân Nguyên xâm lăng Đại Việt vào những năm 1285, 1288..Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra khiêu chiến, sau đó giả thua chạy vào sâu bên trong. Hắn trúng kế khích tướng nên thúc quân vận tải lương thực ra nghinh chiến...Đức Hoàng đế Trần đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) đã xông ra tấn công giặc theo kế hoạch đã dự trù trước...Đạo quân của hai vua tấn công từ phía sau của quân giặc khiến chúng càng bị lúng túng và tổn thất rất nặng... -ngưng trích- Hoàng Đế Kim Phật và chiến thắng sông Bạch Đằng, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc biên soạn. Đó cũng là lý do trước đây hội sử-học Việt-Nam đã vinh danh tướng Hiếu là một trong Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Việt-Nam.
http://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamnganxua/chienthangbachdanggiang1.htm
Trích ...Tướng Hiếu bàn định với Tướng Đỗ Cao Trí là phải thay đổi chiến thuật: thay vì lùng địch, quân ta phải dụ địch xuất đầu lộ diện đến tấn công mình để mình có cơ hội diệt chúng. Trong khu vực hành quân của Sư Đoàn 5, địch quân hoạt động cỡ một Sư Đoàn (SĐBV5 với Trung Đoàn 174 và Trung Đoàn 275). Muốn được vậy ta phải nhử chúng với một đơn vị cỡ trung đoàn. Khi chúng tấn công trung đoàn này với một trung đoàn, chúng ta sẽ phản công với một sư đoàn. Nếu chúng cả gan tung vào trọn một sư đoàn, ta sẽ đại tấn công chúng với ba sư đoàn...-ngưng trích- Hành Quân Snoul Nguyễn Văn Tín (viết xong ngày 20/9/1998) Cập nhật ngày 25.5.2020.
Kế hoạch này được sắp xếp tỷ mỷ với đại tướng Đỗ Cao Trí và đã gần thành công.
Trước đây, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã hứa với Đại tướng Đỗ Cao Trí đề cử Tướng Nguyễn Văn Hiếu làm tư lịnh quân đoàn III thay thế khi Đại tướng Trí chấp thuận ra vùng I để đảm nhận chỉ huy cuộc hành quân Lam Sơn 719 đang bị sa lầy. Thì bất ngờ, tướng Trí bị tử nạn trực thăng ngày 26/2/1971. Tổng thống Thiệu nuốt lời hứa, cử tướng Nguyễn Văn Minh thay thế.
Tướng Nguyễn Văn Minh xuất thân văn phòng, ít tham gia trận mạc thiếu kinh nghiệm điều binh, nhưng dày dặn kinh nghiệm làm vừa lòng cấp trên. Khi tướng Minh còn làm tư lịnh sư đoàn 21 Bộ Binh, ông đã cho lịnh chỉ huy sai lầm đưa đến cái chết tức tưởi của cố Trung Tá Lưu Trọng Kiệt, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 42 Biệt Động Quân cọp ba đầu rằn năm 1967 tại Chương Thiện. Ông đã phạm sai lầm chết người như vậy, nhưng không bị cách chức, mà còn được thăng chức cao hơn vì thân cận với tổng thống Thiệu.
Trở lại với trận Snoul, tướng Minh như đã trình bày bên trên đối với một kế hoạch hành quân lớn của Tướng Trí và Tướng Hiếu đồng soạn thảo thì không kham nỗi. Vì không kham nỗi nên ông cùng các cố vấn Mỹ thuộc quân đoàn III đã ra tay phá hoại kế hoạch tiêu diệt Sư đoàn 5 Vc của tướng Hiếu. Đưa đến sự thất bại một phần nào của QLVNCH.
Kế hoạch dụ địch của tướng Trí, và tướng Hiếu cho dù hoàn hảo đến 99,99% nhưng hai vị tướng lại không dự trù trường hợp bị phản bội ngay từ chính những người cùng màu cờ sắc áo. Cho dù là một sự thất bại và bị phản bội bởi tướng Minh tư lịnh quân đoàn và các cố vấn Mỹ, nhưng cuộc rút quân của chiến đoàn 8 đã được tướng Hiếu nhanh chóng thiết trí, điều hành hết lòng và rất cẩn thận, đoàn quân rút lui có trật tự và chiến đoàn 8 đã không bị xóa sổ.
...Để thực hiện kế hoạch "Điệu Hổ Ly Sơn" này, điều tối quan trọng là phải có tin tức tình báo chính xác để chẩn định chính xác khi địch thật sự mắc vào bẫy. Do đó, Tướng Hiếu đã bí mật lồng vào cuộc hành quân Toàn Thắng 8/B/5 hai cuộc hành quân nhỏ đặt máy dò thám quanh vùng Snoul, địa điểm nơi đặt bẫy xập. Cả thảy 11 vị trí được rải dọc theo QL 13 về phía Bắc và phía Nam Snoul. Máy nghe ngóng tín hiệu phát xuất từ các máy dò thám được thiết lập ở Lộc Ninh do nhân viên tình báo phòng 2 của Sư Đoàn 5 túc trực điều hành 24 trên 24....
...Ngày 29/5/71 địch quân bắt đầu tấn công cấp trung đoàn vào thị trấn Snoul, đánh thẳng vào bộ chỉ huy của Chiến Đoàn 8 đặt tại XU.545337, gây thiệt hại cho Đài Kiểm Báo và tiêu hủy một số máy và dụng cụ (5 máy thu số 449 - 183 - 197 - 126 - 243; 1 hộp liên kết số 121; 2 antenna đủ bộ). Tướng Hiếu yêu cầu Tướng Minh khởi sự tung vào các đơn vị trừ bị như kế hoạch "Điệu Hổ Ly Sơn" đã ấn định. Các Cố Vấn Mỹ thuộc Quân Đoàn III khuyến cáo Tướng Minh đừng nghe theo Tướng Hiếu cứ để địch quân tung thêm quân vào trận chiến rồi sẽ dùng bom B-52 trải thảm diệt địch. Tướng Hiếu lưu ý Tướng Minh là trong một trận chiến cỡ lớn như vậy không thể tùy hứng mà hành động, cần phải tiến hành như kế hoạch đã điều nghiên kỹ càng trước. Hơn nữa, nếu dùng bom B-52 sớm thì địch quân sẽ tan biến đi trước khi bị thiệt hại lớn, nếu đợi khi địch quân bu tới đông thì chúng đã bám sát vào quân ta, đến lúc đó hoặc là không dùng được bom B-52 nữa vì sẽ sát hại cả đến các đơn vị bạn, hoặc là cứ thả bom bừa xuống chịu thí quân bạn để mà diệt địch. Điều này Tướng Hiếu không thể chấp nhận. Nếu không muốn áp dụng kế hoạch nguyên thủy cần phải triệt thoái Chiến Đoàn 8 ngay lập tức khi chưa muộn. Tướng Minh chần chờ không biết nên nghe theo Tướng Hiếu hay vâng theo các Cố Vấn Mỹ của mình. Đến khi tin tức Phòng 2 của Sư Đoàn 5 và Phòng 2 của Quân Đoàn III báo cáo Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 8 thất thanh kêu cầu cứu vì đã bị vây chặt chẳng còn bao lâu nữa sẽ bị địch quân tràn ngập qua các tuyến phòng thủ, Tướng Minh bèn phủi tay nói với Tướng Hiếu: "Anh làm gì thì làm đi".
...Đó là ngày 30/5/71, Tướng Hiếu vội vàng rút tỉa từ xấp bản đồ dầy cộm của cả toàn bộ kế hoạch điều nghiên hành quân "Điệu Hổ Ly Sơn" Snoul, chọn lựa các bản đồ kế hoạch rút quân đã được điều nghiên sẵn, nhẩy lên trực thăng trực chỉ Snoul. Thường thì trên trực thăng chỉ huy C&C có ban tham mưu gồm các trưởng phòng 2, 3, 4 tháp tùng theo Tư Lệnh chiến trường. Nhưng vì hỏa lực địch quá gắt tại chiến trường Snoul, - mỗi lần có trực thăng xuất hiện trên vòm trời là hỏa lực phòng không địch bắn lên như mưa, có khi trực thăng Tướng Hiếu phải bay đi bay lại từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều mà cũng không đáp xuống được - lần này Tướng Hiếu để ban tham mưu ở lại và mạo hiểm bay một mình. Phi công trực thăng Việt Nam gan dạ bay là sát ngọn cây. Trên đường bay, Tướng Hiếu yêu cầu Tướng Minh chỉ thị cho thả bom B-52 dọc theo lộ trình rút quân để phá vỡ các ổ phục kích địch quân nằm chờ sẵn. Lời yêu cầu này đã bị Cố Vấn Mỹ cạnh Quân Đoàn III chơi xấu trả thù vặt làm ngơ...
Vì Cộng quân đã vây sát BCH/CĐ8, không còn xử dụng điện đài hay điện thoại an toàn nữa, Tướng Hiếu đã đáp thẳng xuống BCH/CĐ8 dưới tầm bắn của mọi loại súng lớn nhỏ của địch quân. Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 8, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, các Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8, TĐ2/8, TĐ3/8, TĐ2/7, TĐ3/9 và TĐ74/BĐQ chụm đầu quanh Tướng Hiếu theo dõi ngón tay Tướng Hiếu chỉ vẽ trên bản đồ phác họa thứ tự rút quân. Ai nấy đều phấn khởi, không một chút nao núng, tin tưởng vào tài điều binh của Tư Lệnh mình, dù là trong lúc ngặt nghèo nhất này. Khi các Chỉ Huy Trưởng tản mác trở về đơn vị chiến đấu của mình thì niềm vững tin vào Tướng Hiếu lan truyền đến toàn thể anh em chiến binh. Trực thăng chở Tướng Hiếu chợt tung cánh quạt vút thẳng lên trời báo hiệu lệnh triệt thoái. Các quân xa bắt đầu chuyển bánh. Thế là cuộc triệt thoái phá vỡ vòng vây tiến hành trong trật tự, kẻ đi trước người đi sau, anh em chiến binh đùm bọc lẫn nhau, mặc dù địch quân bắn chận và bắn theo xối xả...
...Cũng may là Tướng Hiếu kêu gọi được Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi đem Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 đến tiếp cứu Chiến Đoàn 8 kịp thời, từ Lộc Ninh đánh ngược lên Quốc Lộ 13 hướng về Snoul, giải tỏa được áp lực vây hãm của địch. Kết quả là 2 phần 3 Chiến Đoàn 8 trở về tới Lộc Ninh. Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 8 bị trúng đạn B-40 về tới Lộc Ninh thì tắt thở. (Vì Chuẩn Tướng Khôi đáp lời kêu gọi của Tướng Hiếu hành động qua mặt Tướng Minh, nên sau này Tướng Hiếu và Tướng Khôi bị Tướng Minh - với thâm ý khai trừ - báo cáo bậy lên Tổng Thống Thiệu (vốn sợ đảo chánh) là hai Tướng Hiếu và Khôi viện cớ tiếp cứu Snoul để đem chiến xa về Lộc Ninh với âm mưu đảo chánh!)
...Đại Úy Trần Lương Tín, Tiểu Đoàn Trưởng 2/8 viết, "NT Trần Văn Thưởng K17, TĐT 1/8 và NT Lê Sĩ Hùng K18, TĐT 4/9, Hải K21 TĐP 2/8 là những người đã ngồi trên M113 của tôi và Minh K22 trên đường về đến căn cứ của TĐ174 BĐQ/BP để gặp Tướng Hiếu tại đây cùng với ông Dzần, CĐT."
Đại Tá Bùi Trạch Dzần, Chiến Đoàn Trưởng CĐ8 viết, "Lúc về biên giới, ức quá tôi tính vào bộ chỉ huy Quân Đoàn gây chuyện lớn, may có Tướng Hiếu ôm tôi không cho vào bộ chỉ huy Quân Đoàn và đẩy tôi lên trực thăng về Lai Khê." …
-ngung trich- Hành Quân Snoul Nguyễn Văn Tín (viết xong ngày 20/9/1998) Cập nhật ngày 25.5.2020
...Đợi cho Tướng Trí tử nạn, Cộng quân mới bắt đầu tấn công cứ điểm Snoul. Anh tôi trình với Tướng Minh về kế hoạch nguyên thủy và lưu ý Tướng Minh cần rút Trung Đoàn 8 về ngay nếu không quyết tâm thực thi kế hoạch đó. Tướng Minh, dưới áp lực của viên cố vấn Mỹ chỉ lăm le muốn dùng pháo đài bay B-52 dội bom trải thảm tưới lên đầu địch quân, lừng khừng không chịu tung viện binh vào trận địa nghênh chiến. Anh tôi nhất quyết không chịu làm theo ý kiến của cố vấn Mỹ, vì e-ngại binh sĩ mình bị chết lây bởi sức công phá bừa bãi của bom B-52, khi mà quân địch và quân ta quá gần nhau. Đến khi tình hình căng thẳng cho thấy Trung Đoàn 8 bị địch quân vây chặt, chắc chắn không cầm cự nổi nữa thì Tướng Minh phủi tay nói với anh tôi: "Anh làm gì thì làm đi!"... -ngung trích- Cuộc Triệt Thoái Snoul Nguyễn Văn Tín
... Anh tôi nói sở dĩ con số lên cao như vậy là vì viên cố vấn Mỹ chơi xấu trả đũa không chịu đáp ứng lời yêu cầu của anh tôi cho thả bom B-52 dọc hai bên đường tháo lui, dọn đường cho việc rút quân. Thái độ cương trực của anh tôi đối với viên cố vấn Mỹ ỷ thế giàu mạnh muốn tiếm quyền chỉ huy cho thấy khí phách của một Tướng Việt Nam đặt an toàn của binh lính mình lên hàng đầu...
Sau vụ rút quân kể là thành công này (Trung Đoàn 8 đã không bị xóa tên), anh tôi bị Tướng Minh bỏ rơi, phải ra Quốc Hội điều trần trong tư thế một tướng mang trọng tội thất trận. Anh tôi đã thành công trong việc làm sáng tỏ sự thật quân sự trước các dân biểu, nghị sĩ. Tuy vậy, cũng vẫn bị Tướng Minh, thừa cơ dùng dịp này củng cố ê-kíp riêng, sa thải cách chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 trả về Bộ Tổng Tham Mưu. Cũng may, anh tôi liền được bổ nhiệm vào chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I, dưới quyền Tướng Hoàng Xuân Lãm,-ngung trich- Cuộc Triệt Thoái Snoul Nguyễn Văn Tín.
Bản đồ cuộc lui binh tài tình của Chiến đoàn 8, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tướng Nguyễn Văn Hiếu và sự yểm trợ nhiệt tình của Lực lượng Xung Kích Quân Đoàn III được tướng Trần Quang Khôi trực tiếp điều động. Nguồn generalhieu.com
II. Từ Snoul đến An Lộc Bình Long:
Sư đoàn 5 Việt cộng đã rất vui mừng khi được Trung tướng Nguyễn Văn Minh cứu sống thoát khỏi sự bao vây, tiêu diệt của Sư Đoàn 5 Bộ Binh của Tướng quân Nguyễn Văn Hiếu trên lãnh thổ Cao Miên.
Để đáp trả ân huệ này cho tướng Minh, Việt cộng đã toàn lực xua các công trường (sư đoàn) 5, 7, 9 và Bình Long, tập trung tấn công dữ dội An Lộc Bình Long, vùng đất do tướng Minh trách nhiệm. Kết quả An Lộc được giữ vững với sự tốn hao xương máu chiến sĩ, người dân lên đến 10 ngàn nhân mạng. An Lộc là một trận chiến khốc liệt, trong đó phải kể đến sự hy sinh quá lớn lao của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, cô giáo Pha cảm kích sự hy sinh đó đã đề tặng hai câu thơ bất hủ An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích_Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân tại nghĩa trang tạm (chợ Mới An Lộc) của Biệt cách 81.
Ngày nay dưới chế độ cộng sản, vết tích lịch sử này chắc khó có sự tồn tại.
Trận Snoul, nếu không bị trung tướng Nguyễn Văn Minh tư lịnh quân đoàn III và các cố vấn Mỹ phản bội lật ngược kế hoạch điệu hổ ly sơn sơ khởi thì tướng Hiếu đã hoàn toàn tiêu diệt được sư đoàn 5 Vc. Sau khi phản bội, bỏ rơi đồng đội không tiếp ứng trên chiến trường, cũng như chụp mũ tướng Hiếu có mưu đồ đảo chánh, ông ta (tướng Minh) còn giải tán luôn Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III của Chuẩn tướng Trần Quang Khôi, Lực lượng này là mũi nhọn sắc bén của quân đoàn bao gồm những đơn vị thiết kỵ tinh nhuệ cùng các đơn vị bộ binh thiện chiến. Do đó khi Vc tấn công An Lộc Bình Long bằng chiến xa, quân trú phòng đã không có lực lượng chiến xa cần thiết để bảo vệ và phản công.
Đó là hai sai lầm nghiêm trọng nhất, nếu không Việt cộng sẽ không có khả năng mở mặt trận tấn công An Lộc Bình Long để trả thù vào ngày 07/04/1972.
III. 44 và 51 năm sau:
Như trên đã nói nếu tướng Nguyễn Văn Minh không phạm phải hai sai lầm nghiêm trọng vừa đề cập bên trên thì An Lộc khỏi cần phải tử thủ. Quân dân An Lộc sẽ không phải hy sinh tới 10 ngàn nhân mạng. Do đó, chính phủ, bưu chính Việt Nam Cộng Hòa, chỉ gọi đó là An Lộc Anh Dũng chứ không hề gọi đó là chiến thắng An Lộc.
Thế nhưng, trong hai ngày “Ghi dấu 44 năm Chiến thắng An-Lộc & Hội ngộ Quân Đoàn III” đã diễn ra trong ngày 8 và 9 tháng 7 năm 2016 tại Thủ đô tị nạn Little Saigon, miền Nam California., những người thuộc quân đoàn III lại gọi đây là «chiến thắng» với sự hy sinh của 10 ngàn nhân mạng.
Cũng như cựu trung tá Nguyễn Ngọc Ánh (cựu SVSQ Võ Bị Đà lạt khóa 16, cựu Tỉnh Trưởng Bình Tuy, nguyên Phụ Tá Hành Quân Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn III đặc trách chiến trường An-Lộc & ngoại biên, Chủ Biên bộ sử liệu “Chiến thắng An-Lộc 1972” được thi sĩ Quốc Nam chuyển ngữ.
Đặc biệt nhất quyển sách lại cố tình vinh danh một ông Trung tướng bất tài, vô trách nhiệm, độc ác Nguyễn Văn Minh là kẻ đã gây nên thảm nạn An Lộc và là kẻ phản bội xương máu chiến sĩ VNCH trong trận Snoul cũng như vu cáo, chụp mũ đại tướng quân Nguyễn Văn Hiếu và tướng Trần Quang Khôi có «âm mưu đảo chánh». Ông tướng Minh lại còn can tội đào ngủ vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975 khi ông ta là Tư lịnh Biệt Khu Thủ Đô. Nếu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa còn tồn tại những người như ông Nguyễn Văn Minh này chắc chắn phải trình diện Tòa án quân sự mặt trận...Ngày tàn chiến trận trong cương vị Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, đã bỏ ngỏ BKTĐ ngày 29 tháng 4 năm 1975 đã bỏ quân, bỏ thành mà chạy trốn ra khỏi nước...- ngưng trích- Snoul, tưởng rằng đã xong – Ngụy Sài Gòn ; https://generalhieu.info//military_history/lichsuvietnam_snoul-tuong-rang-da-xong_nguy-saigon.html; http://www.nguyenvanhieulibrary.info/military_history/lichsuvietnam_snoul-tuong-rang-da-xong_nguy-saigon.html
Đây là điều đáng xấu hổ, là sự buôn xương bán máu của quân dân cán chính VNCH đã hy sinh tại mặt trận An Lộc 1972.
An Lộc Anh Dũng là đúng, tri ân, tưởng niệm những người đã hy sinh là hợp với đạo lý với tình người, nhưng An Lộc không hề là chiến thắng, không hề là công lao của Trung tướng Nguyễn Văn Minh.
...Tướng Minh đã có công với VC là làm tê liệt và làm tan nát một đơn vị trừ bị bách chiến bách thắng của QĐIII là LĐ3KB/LLXKQĐIII khi giao cho một đàn em thân tín trong băng Miền Tây chỉ huy...Cho nên trong trận chiến An Lộc chiến xa T54, T59, PT 76 của VC tham chiến không có đối thủ bởi vì Tướng Minh đã phân tán, đã xé nát tan một đơn vị cơ động bách chiến bách thắng đã tung hoành ngang dọc tại Dambe, Chlong, Kreg, Snoul , Suong …đã đánh tan một đơn vị VC để giải cứu TĐ 30 BĐQ bị vây hãm tại căn cứ Alpha - ngưng trích- Snoul, tưởng rằng đã xong – Ngụy Sài Gòn https://generalhieu.info//military_history/lichsuvietnam_snoul-tuong-rang-da-xong_nguy-saigon.html; http://www.nguyenvanhieulibrary.info/military_history/lichsuvietnam_snoul-tuong-rang-da-xong_nguy-saigon.html
...Bất bình vì bao nhiêu người đã bỏ sức lực tài lực để Trung Tá Ánh thực hiện quyển chiến sử ” Chiến Thắng An Lộc 1972″ . Thay vì viết lại trận chiến một cách trung thực , Ban Biên tập gồm có Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh ,Chủ Biên. Đại úy Lê Hoàng Ân, Tổng Biên Tập, cùng với Chuấn Tướng Mạch Văn Trường cố vấn. Đã viết hết sức sai lạc về cuộc rút quân tại Snoul đổ hết tội lỗi lên Đại Tá Trần Quang Khôi và để chạy tội cho Trung Tướng Minh...ngưng trích- Snoul, tưởng rằng đã xong – Ngụy Sài Gòn https://generalhieu.info//military_history/lichsuvietnam_snoul-tuong-rang-da-xong_nguy-saigon.html; http://www.nguyenvanhieulibrary.info/military_history/lichsuvietnam_snoul-tuong-rang-da-xong_nguy-saigon.html
Trong quyển Chiến Thắng An Lộc 1972 do cựu Trung tá Nguyễn Ngọc Ánh biên tập pha trộn nhiều chi tiết thật giả. Hơn nữa, tác giả đã bịa đặt những điều không có thật trong trận chiến An Lộc 1972 để vinh danh kẻ bất tài, vô trách nhiệm Nguyễn Văn Minh.
Ông Nguyễn Ngọc Ánh nếu là người có trí và lòng tự trọng không nên làm những chuyện thiếu suy nghĩ như đã nêu ở trên.
Điều cần làm là ông cựu trung tá Nguyễn Ngọc Ánh nên viết thư xin lỗi hai vị đại danh tướng là Nguyễn Văn Hiếu và Trần Quang Khôi về những điều không thật nêu trong quyển Chiến Thắng An Lộc 1972.
Mới đây, năm 2022, một số người khác lại cố tình bươi lại đống tro tàng để vinh danh tướng Minh, một kẻ đào ngủ ngày 28 tháng 4 năm 1975 khi ông ta đang ở cương vị Tư lịnh Biệt khu thủ đô là người có tài tạo nên chiến thắng An Lộc, Bình Long 51 năm trước.
Trang Wikipedia của Sư đoàn 5 Việt cộng họ khiếp sợ đến nỗi đã không dám ghi lại cuộc hành quân Snoul năm 1971 khi sư đoàn này bị bủa vây, gần bị tiêu diệt bởi các chiến đoàn tinh nhuệ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và được chỉ huy bởi đại danh tướng Nguyễn Văn Hiếu.
IV. Phần kết của 51 năm Snoul:
Trận Bạch Đằng năm 1285, 1288 cách đây 1351, 1353 năm về trước là một chiến thắng vang dội của dân tộc Việt đánh bại đoàn quân Mông-Cổ xâm lược nước Đại Việt của chúng ta. Trận này được chỉ huy bởi đệ nhất thiên tài quân sự Việt Nam Trần Nhân Tông và đệ nhị thiên tài quân sự Việt Nam Trần Hưng Đạo. Điều đặc biệt đáng nói là trận Bạch Đằng sở dĩ thành công đem lại chiến thắng vang dội cho quân dân nhà Trần là vì không bị phá hoại bởi nội thù và ngoại bang.
Trận Snoul xảy ra sau trận Bạch Đằng nêu trên 1355 năm nhưng tầm vóc rộng lớn hơn, quy mô hơn cả trận Bạch Đằng. Trận này được chỉ huy bởi đệ tứ thiên tài quân sự Việt Nam Nguyễn Văn Hiếu. Tuy rằng kết thúc không được vẻ vang như trận Bạch Đằng vì bị nội thù Nguyễn Văn Minh phá hoại cùng cố vấn Mỹ của ông ta, nhưng giá trị lịch sử không thể nào kém hơn trận chiến năm xưa.
Kính mượn bốn câu thơ ca ngợi chiến thắng sông Bạch Đằng của Thượng tướng Trần Quang Khải cách đây 1355 năm trước chỉ sửa hai địa danh là Chương Dương, Hàm Tử thành Snoul và Việt Miên, chân thành dâng lên các đại danh tướng, đại anh hùng, những chiến binh quả cảm của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tham dự hành quân Snoul các năm 70-71.
Đoạt sáo Snoul độ
Cầm hồ Việt Miên quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang sơn !
Người dân Việt Nam ngàn năm trước, ngàn năm sau luôn nhớ mãi trận Bạch Đằng là huyền thoại có thật năm 938 của Ngô Vương Quyền; trận Bạch Đằng năm 1285, 1288 của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Hưng Đạo Đại Vương.
Ý nghĩa của bài thơ bên trên đối với trận Snoul tuy chưa được trọn vẹn, nhưng người dân Việt Nam ngàn năm sau sẽ luôn ghi nhớ trận Snoul 1971 là huyền thoại có thật của những đại danh tướng Đỗ Cao Trí, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Quang Khôi và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Cập nhật ngày 07.08.2022
Hội sử-học Việt-Nam và Thư Viện Tướng quân Nguyễn Văn Hiếu
generalhieu.info - Nguyễn Văn Hiếu Library Thư Viện 2022 - 2023 - 2024 Sitemap - Sitemap Vietnamwarsummit - Weblinks
Mail:generalhieu.info;
Images | website template by ARaynorDesign