Quân sử Việt Nam: Anh hùng bạt mạng 1
https://generalhieu.info/military_history/quansuvn_anh-hung-bat-mang1.shtml
http://www.nguyenvanhieulibrary.info/military_history/quansuvn_anh-hung-bat-mang1.shtml
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35
TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010
Thương tặng
hiền thê HN Lê Hoa
đã giúp anh hoàn thành Anh Hùng Bạt Mạng
ttv
LỜI NÓI ĐẦU
ANH HÙNG BẠT MẠNG, không những Tác giả ra mắt lần đầu ở Nam Cali 1996, kế tiếp Phoenix, Arizona, có khoảng 300 quan khách tham dự, còn được giới thiệu tại Edmonton Canada năm 2000. Nơi nào cộng đồng Việt chúng ta cũng lấy làm quý mến đón nhận tác phẩm này.
Đa số độc giả bốn phương, từ Anh, Pháp, Úc... đều cho đây là một thiên hồi ký. Dù dưới dạng nào, ANH HÙNG BẠT MẠNG dài trên hai trăm trang sách cũng đã gói ghém cả một sự thực, một câu chuyện sống động, lạ lùng, dưới ngòi bút của người quen cầm súng chiến đấu bảo vệ đất nước, viết lại khoảng đời lính trận của mình.
Với lối hành văn giản dị, cốt đưa những hình ảnh đẫm máu, can trường như dàn trải trước mắt. Dù đã ngót một phần tư thế kỷ giã từ vũ khí, Tác giả vẫn ngỡ mình còn đâu đó đang tung hoành ngoài mặt trận, nên mỗi chữ là một viên đạn bốc lửa vì uất hận. Theo đó độc giả cũng sẽ xúc động, nín thở cùng đoàn quân kỳ lạ, những thiên ANH HÙNG BẠT MẠNG này.
Khi viết, Tác giả rất trung thực với ngòi bút, không hư cấu, không suy diễn những gì ngoài khả năng, quyền hạn của một cấp đại đội trưởng ở chiến trường. Như, khi Sa Huỳnh đã được tái chiếm, ngoài chuyện đánh tráo chiến lợi phẩm, tướng Trần văn Nhựt, Tư Lệnh Sư đoàn 2 Bộ Binh, còn đối xử tệ với Biệt Động Quân tăng phái, mà Tác giả không hề biết. Mãi 23 năm sau, khi ấn bản đầu ANH HÙNG BẠT MẠNG đã phát hành, cựu Đại tá Trần Kim Đại mới cho hay Tác giả viết thiếu về hai điều trí trá của tướng Nhựt. Sự kiện này tưởng nên chỉ đề cập nơi đây hơn là hiệu chính vá víu vào trong cốt truyện:
1. Lúc đột nhập Sa Huỳnh, đơn vi. Tác giả tiến chiếm một cái đồn lính bỏ trống, để vờ đóng quân, lọt kế của địch gài dụ, rồi bí mật rút ra ngoài nằm phục. Địch lại mắc mưu, nửa đêm tấn công, tràn ngập liền bị trận pháo T.ỌT, mấy chục tên giặc nát thây (tr.137). Hôm sau, tướng Nhựt bảo để ông đưa một đơn vi. Sư đoàn 2 BB vào trấn giữ cái đồn tan hoang ấy. Biết dụng ý tướng Nhựt toan cướp công, Đại tá Đại, Liên đoàn 1 BĐQ, từ chối khéo, viện lẽ trận đánh của Tác giả còn đang tiếp diễn.
2. Sa Huỳnh vừa được tái chiếm, tướng Nhựt giở thủ đoạn tráo đổi khối vũ khí BĐQ tịch thu, trước giờ phút phái đoàn TT Nguyễn văn Thiệu tới tham quan rồi Nhựt cho rêu rao liên tục trên đài phát thanh Quảng Ngãi chi? Sư đoàn 2 Bộ Binh chiến thắng Sa Huỳnh (trg.203). Đọc thấy tờ Diều Hâu đăng bài báo vạch trần sự gian trá đó, Nhựt lại bảo Đại tá Trần Kim Đại cải chính, nhưng vi. Liên đoàn trưởng 1BĐQ cương trực đã trả lời: "Tôi có viết đâu mà cải chính".
Còn nhiều điều khuất tất, Tác giả không thể nói hết.
Nhân đây, Tác giả xin đa tạ các cơ quan truyền thông báo chí đã bình luận và giới thiệu tác phẩm AHBM: Đài phát thanh Little Saigon, VOV, VNCR, báo Người Việt, Thế Kỷ 21, Việt Báo Kinh Tế, Đông Phương Thời Báo, Saigon Today, Saigon Times, Lập Trường, Con Cò, Khỏe Đẹp, Sức Sống, Việt Nam Tự Do, Thời Báo, Công Luận, Thời Đại Mới, Việt Nam Post, Tình Thương, tuần báo Dân Quyền (OK)..., cùng quý độc giả ở Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Canada. đã tỏ bày lòng yêu quý AHBM.
Đặc biệt Tác giả mãi ghi ơn các chiến sĩ Đại đội 1/21 BĐQ, những anh hùng trận mạc, đã hy sinh trong cuộc tái chiếm Sa Huỳnh, mà vì quá yêu mến, Tác giả đã 2 lần khước từ về làm việc an nhàn ở Sở I An Ninh Quân Đội và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, để rồi hãnh diện bị thương lần thứ 2, bỏ lại đôi chân nơi chiến trường Mộ Đức, Quảng Ngãi, ngày 3-3-1974.
ĐỂ VÀO TRUYỆN
Sau bốn tháng rưỡi cưỡng đoạt, không giữ nổi tỉnh địa đầu miền Nam bên bờ sông Bến Hải, Cộng Sản Bắc Việt đã chuốc lấy thảm bại, nhục nhã, trước sức phản công tái chiếm của các lực lượng thiện chiến: Dù, Biệt Động, Thủy Quân Lục Chiến. Điểm then chốt sau cùng địch quân phải gục ngã, thương vong không kể xiết, là cổ thành Đinh Công Tráng Quảng Trị, giữa tháng 9-1972. Vì hệ quả này, phái đoàn Bắc Việt và cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam mất ưu thế tại Hội Nghị Paris về chiến tranh Việt Nam sắp trải qua giai đoạn kết thúc.
Tuy nhiên, Cộng Sản vẫn tiếp tục gây hấn với thủ đoạn cố hữu vừa đánh vừa đàm, mở ra các mặt trận quân sự lẫn chính trị hầu áp đảo tinh thần quân dân miền Nam. Chúng liên miên pháo kích, tấn công lẻ tẻ khắp nơi để cầm chân các đại đơn vi. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang trấn giữ các điểm chiến lược. Mặt khác, những tên nằm vùng cùng bọn đón gió trở cờ đội lốt "Thành phần thứ ba" tung tin thất thiệt mà cả nước đều xôn xao, như người dân phải chọn lựa một trong hai giải pháp, hoặc da beo, nơi nào quân MTDTGPMN chiếm được thì cai trị nơi đó, hoặc chia đất cho chúng từ Quảng Ngãi tới Quảng Trị, ngang vĩ tuyến 17. Vì bản chất phi nhân, lại quen thói xài luật rừng nên cả hai giải pháp dù ỡm ờ cũng đều phản ảnh cái ngu ngốc man rợ của chúng, muốn biến quê hương này thành vùng hoang địa để mạnh ai nấy cắm dùi. Các tin đồn vô lý như vậy lại khiến toàn dân lo âu, tình hình chung mỗi ngày một căng thẳng, tồi tệ.
Đầu năm 73 là thời điểm rối ren nhất và nhân lúc sự phòng thủ phía nam Vùng I của quân chính phủ quá lỏng lẻo, tướng Chu Huy Mân liền tung Sư đoàn 3 Sao Vàng, được tăng cường thêm Trung đoàn 141/2 Cộng Sản Bắc Việt và một tiểu đoàn Phòng Không 12ly7 cùng hỏa tiễn AT3, tấn chiếm Sa Huỳnh quận Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi, phần đất giáp giới Tam Quan, Bình Định, thuộc Vùng 2. Các đồn bót tại địa phương đều thất thủ, thương vong rất nhiều.
Vừa thành công, địch quân cho treo đầy cờ MTDTGPMN, trên đỏ dưới xanh, giữa có ngôi sao vàng, rồi đặt ra đủ thứ cơ quan hành chánh và sử dụng ngay các loại bạc giấy đang lưu hành ngoài Bắc. Chúng còn dã man dựng một pháp trường cát ở chân núi, gần cầu xe lửa, xử bắn mấy sĩ quan, viên chức xã ấp mới bị bắt. Xong, để hợp thức hóa, địch yêu cầu Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên thừa nhận Sa Huỳnh là một phần lãnh thổ của chúng theo giải pháp da beo. Dĩ nhiên, phía Việt Nam Cộng Hòa bác bỏ. Lúc bấy giờ lệnh Ngưng Bắn sắp tới ngày có hiệu lực: 27 tháng Giêng 1973.
Sa Huỳnh có hình dạng giống Cam Ranh Khánh Hòa, đồng bằng không đáng kể, nơi đây một khúc Trường Sơn hiểm hóc áp sát nhất, nhô ra hai dãy đồi đá trọc như hai cánh tay khổng lồ ôm vòng tới biển, tạo thành một cái vịnh nhỏ với một cửa khẩu thông ra khơi, gọi là đầm Nước Mặn. Do đó, Quốc lộ 1 chạy ngang qua Sa Huỳnh, bên kề biển, bên sát núi cheo leo, nên toàn miền như cái cuống họng, giữa đầu Vùng I và thân mình Vùng II. Nay phần đất quan trọng này đã bị địch chiếm, khiến huyết lộ giao thông duy nhất tắc nghẽn, cả bộ đầu đang ngất ngự
Sự kiện Sa Huỳnh Đức Phổ rơi vào tay giặc loan truyền rất nhanh, gây tác động tâm lý quần chúng tệ hại hơn là lúc mất Quảng Trị mùa hè 1972. Tình trạng bi đát có vẻ phù hợp với tin đồn năm tỉnh giới tuyến phải được chia cho MTDTGPMN. Vì vậy tất cả các cư dân Quảng Ngãi, Quảng Tín, Quảng Nam, chí đến Thừa Thiên, Quảng Trị thảy đều nhốn nháo, lo sợ sẽ sống dưới chế độ Cộng Sản như sắp bị một trận dịch hay cùi hủi ghê tởm. Điều chua xót về nạn khan hiếm nhu yếu phẩm, đặc biệt nhiên liệu ngày nào cũng xảy ra thảm cảnh đồng bào chen lấn, giành giựt, đạp lên nhau để mua xăng dầu...
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35
generalhieu.info - Nguyễn Văn Hiếu Library Thư Viện 2021 - 2022 - 2023 Sitemap - Sitemap Vietnamwarsummit - Weblinks
Mail:Images | website template by ARaynorDesign